Áp trần lãi vay 15%: Doanh nghiệp vẫn hoài nghi khó tiếp cận

Từ hôm nay (8/5) trần lãi vay 15%/ năm đối với 4 nhóm đối tượng doanh nghiệp (DN) ưu tiên chính thức có hiệu lực. Nhưng liệu có bao nhiêu phần trăm (%) DN này sẽ tiếp cận được vốn, hay lại làm dấy lên mối lo ngại thị trường bị méo mó vì biện pháp áp đặt hành chính đem lại?

Trong lạc quan, ngoài lo ngại

Phó tổng giám đốc một NHTMCP cỡ vừa cho biết, áp trần lãi suất vay 15%/năm là biện pháp hành chính, mà đã là “mệnh lệnh” thì kiểu gì các ngân hàng (NH) cũng phải tuân theo. “Khi trần lãi vay 15%/năm có hiệu lực từ ngày mai, chúng tôi sẽ phải tính toán lại chi phí vốn vào – ra để “ép” lãi suất xuống” – vị này nói và cho rằng, trong bối cảnh thanh khoản NH ông tương đối dôi dư, việc điều chỉnh lại chi phí để hạ thêm vốn vay là hoàn toàn khả thi.

Áp trần lãi vay 15%: Trong lạc quan, ngoài hoài nghi

Áp trần lãi vay 15%/năm cho các DN ưu tiên, nhưng bao nhiêu phần trăm DN trong số này sẽ tiếp cận được vốn vay rẻ?

Ông Phạm Quang Tùng – Phó tổng giám đốc BIDV chia sẻ, việc khống chế mức lãi vay không quá 3% so với mức lãi suất huy động hiện hành là hoàn toàn khả thi bởi chi phí tín dụng hiện ở mức 2,6-2,7% (gồm chi phí dự trữ bắt buộc, chi trả lương nhân viên…).

Ngay khi chưa áp mức trần này BIDV đã cho vay đối với các đối tượng ưu tiên ở mức 13,5%/năm từ 12/4, nên động thái này của NHNN không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động của NH. Điều này phần nào thể hiện qua tăng tín dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên tại BIDV đến cuối tháng 4 chiếm tới 42%. “Chủ trương của BIDV thời gian tới là tiếp tục cung ứng vốn cho DN hiệu quả, có khả năng cạnh tranh” – ông Tùng nói.

Cho rằng áp trần lãi vay 15% đã thỏa mãn được phần nào “cơn khát” vốn của DN, giúp DN giảm được chi phí vốn, nhưng dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ, việc áp trần mới giải quyết được một nửa vấn đề.

Dẫn giải, theo ông Hiếu lãi vay rẻ chỉ áp dụng với 4 đối tượng DN ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DN vừa và nhỏ) thì dễ gây bức xúc cho các đối tượng DN khác như bất động sản, sản xuất công nghiệp… Vì không chỉ mỗi 4 nhóm DN ưu tiên khó khăn mà cả cộng đồng DN đều đang “kiệt sức”.

Còn TS. Cao Sỹ Kiêm – Nguyên Thống đốc NHNN thì đặt câu hỏi, liệu hạ lãi suất rồi thì bao nhiêu phần trăm DN sẽ tiếp cận được mức lãi vay này? Vì với nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa ngay cả mức lãi suất vay 15% họ cũng không “kham” nổi vì hàng tồn kho nhiều, không bán được hàng không có vốn xoay vòng để trả nợ. Hoặc có nhữngDN cần vốn nhưng không đáp ứng được tiêu chí vay của các nhà băng.

Đồng tình, ông Phạm Quang Tùng cũng cho rằng, vấn đề nghiêm trọng hiện nay không phải lãi suất cao mà là tổng cầu giảm, khả năng hấp thụ vốn của DN quá yếu. “Vấn đề không còn nằm ở chỗ lãi suất cao, mà còn nhiều yếu tố khác liên quan tới hấp thụ vốn của DN như thuế, phí…” – Phó tổng giám đốc BIDV nhìn nhận. Đó cũng là một phần nguyên nhân vì sao nhiều nhà băng dư vốn khả dụng nhưng vẫn dè dặt cấp tín dụng cho DN do lo ngại nợ xấu.

Vì thế, làm thế nào để tiêu thụ được hàng hóa là vấn đề quan trong nhất trong bối cảnh hiện nay. Có khơi thông được đầu ra, thì các biện pháp hỗ trợ cho DN như giảm thuế, giảm lãi suất mới thực sự có hiệu quả.

Khó tránh sự méo mó

Việc áp trần lãi vay với các nhà băng lớn có vẻ không phải là vấn đề quá lớn, nhưng với các NH nhỏ, vốn ít, giá vốn cao thì lại là cả một vấn đề. Việc bắt buộc phải “ép” các nhà băng này giảm mặt bằng lãi vay xuống thấp, dù chỉ với 4 đối tượng DN ưu tiên, cũng sẽ khiến nảy sinh những hệ lụy cho thị trường như lách trần lãi suất. Khả năng này đã từng xảy ra trong quá khứ và không có gì đảm bảo nó sẽ không tái diễn. Cứ khi nào NHNN áp trần lãi suất cho vay là các NH lại “lách” bằng thu các loại phí khác như: phí giải ngân, phí thẩm định, phí tư vấn… và không tính vào lãi suất.

“Việc NHNN yêu cầu các NH áp dụng chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay (margin lãi suất) tối đa 3% cho tất cả NH, tất cả loại hình vay, tất cả loại rủi ro khác nhau là không phù hợp. Margin lãi suất là biên độ thưởng cho mức độ rủi ro của từng khoản vay. Rủi ro lớn thì biên độ lớn và rủi ro càng thấp thì biên độ thấp”- TS. Hiếu bình luận.

Vì vậy, để trần lãi suất cho vay 15%/năm đi vào cuộc sống, ông Hiếu cho rằng, NHNN cần giám sát chặt chẽ, nếu không sẽ lại tái diễn tình trạng đã xảy ra trước đây.

Không chỉ các chuyên gia lo ngại việc áp mệnh lệnh hành chính sẽ dễ dẫn tới hệ lụy là một vài nhà băng sẽ “lách” trần, mà ngay chính Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cũng thừa nhận, dù đây là quy định của NHNN yêu cầu bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện nhưng không bao giờ đảm bảo được 100% việc tuân thủ, có thể hiện tượng vượt trần vẫn sẽ xảy ra.

“NHNN sẽ siết chặt hơn việc giảm sát tuân thủ tại các tổ chức tín dụng. Nhưng đã là cuộc sống thì không thể tránh được lúc này, lúc kia, giống như việc người dân nhiều khi “vô tình” vượt đèn đỏ giao thông...” – ông Tiến ví von.

Để giải quyết rốt rào vấn đề lãi suất, khơi thông vốn cho DN, chuyên gia Trí Hiếu kiến nghị, thay vì áp đặt biện pháp hành chính, NHNN nên nghiên cứu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng làm cầu nối giữa NH và DN. Bước đi tiếp theo là tự do hóa lãi suất. Bằng cách đó, việc bơm vốn cho nền kinh tế sẽ được khẩn trương hơn.

Trường Giang

Trường Giang

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.