"Ân oán" giữa Phạm Nhật Vũ và bầu Kiên

Phạm Nhật Vũ, người vừa bị bắt về tội “Đưa hối lộ” trong thương vụ Mobifone mua lại AVG là một người kín tiếng. Lần hiếm hoi Phạm Nhật Vũ xuất hiện khá nóng trên truyền thông là vào năm 2011, trong một vụ “va chạm” với ông bầu Nguyễn Đức Kiên.

Ông Phạm Nhật Vũ và bầu Kiên khi còn "tung hoành ngang dọc".

Đó là khi bầu Kiên đứng ra thành lập CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và tranh giành quyền phát sóng V-League với CTCP Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) sau khi AVG ký hợp đồng độc quyền phát sóng V-League với thời hạn 20 năm.

Khi đó, bầu Kiên và công khai phản đối hợp đồng vô lý này và liên tục chỉ trích cá nhân ông Phạm Nhật Vũ. Ngay sau khi VPF thỏa thuận với VTV về việc phát sóng các trận đấu thuộc V-League, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch VPF, cho biết: "Tôi không biết gì về bản hợp đồng của người khác. Tôi chỉ biết việc của chúng tôi, của VPF. Tôi chỉ làm trong phạm vi và quyền hạn mà công ty VPF được phép. Cái gì liên quan giữa AVG và VFF là chuyện riêng giữa hai bên".

Ông Kiên phớt lờ AVG và nói: "Tôi bảo đảm một điều là VPF sẽ có một hợp đồng bản quyền truyền hình giá trị cao hơn nhiều lần so với hợp đồng đã có".

Ông Phạm Nhật Vũ khi còn chưa vướng vòng lao lý

Ngay sau đó, phía AVG tuyên bố không coi VPF là đối tác đàm phán, cũng như không chấp nhận việc VFF đơn phương chuyển giao hợp đồng của mình với VPF. AVG chỉ cho phép VPF tiếp cận hợp đồng sau khi có văn bản đồng ý của cả công ty này cùng VFF.

Khi tranh chấp giữa VFF và VPF tới đỉnh điểm căng thẳng, khi đó Phạm Nhật Vũ, với tư cách là Chủ tịch AVG đã có bài viết gửi một số báo với tựa đề “Tôi không tin bầu Kiên”.

“Trở lại với bản quyền bóng đá, kể từ khi anh Kiên nói và khởi động việc thành lập VPF, tôi đã quan sát, đã lắng nghe rất kỹ. Nhưng mãi đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa hiểu động cơ và tính mục đích của việc đòi xem lại hợp đồng mà VFF đã ký với AVG. Chưa thấy mối liên quan nào giữa việc xây dựng và phát triển bóng đá (là một trong các mục tiêu của việc thành lập ra VPF) với việc đòi xem xét và lấy lại bản quyền của AVG”, ông Vũ viết.

Tuy nhiên, sau đó ông Phạm Nhật Vũ xuống nước và nói rằng mình là một Phật tử nên không “đôi co” với bầu Kiên. 

"Có nhiều thông tin khác nhau về AVG. Cá nhân tôi không sợ người ta nghĩ xấu hay nghĩ sai về mình. Tôi chỉ sợ cái tâm mình sai, tâm mình xấu thôi".

AVG được ông Vũ thành lập vào năm 2010 với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng. Sau thương vụ giành quyền phát sóng 20 năm bằng một bản hợp đồng chưa từng có trong lịch sử phát sóng các giải đấu trên thế giới, AVG càng được biết đến nhiều hơn khi kéo được ông Trần Đăng Tuấn (Phó TGĐ Đài truyền hình Việt Nam) về làm Tổng giám đốc.

Ngoài chức danh Chủ tịch AVG, ông Phạm Nhật Vũ còn được biết đến là một Phật tử ăn chay trường với pháp danh Từ Vân.

Cư sỹ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ từng có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Ban thường trực Ban Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với vai trò này, ông Vũ từng xuất hiện trước truyền thông để trả lời những vấn đề liên quan đến Giáo hội, như vấn nạn sư giả, giới luật nhà Phật,…

Ngày 13/4/2019, ông Phạm Nhật Vũ bị khởi tố bắt tạm giam về tội "Đưa hối lộ" quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ông Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972.  Suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000, ông làm ăn tại Liên Xô, sau đó trở về nước kinh doanh bất động sản. Là một doanh nhân kín tiếng, tuy nhiên xung quanh ông Vũ cũng có khá nhiều câu chuyện đời tư khác thường được người đời rỉ tai nhau.

Hiền Anh
Từ khóa: Phạm Nhật Vũ Phạm Nhật Vũ và Bầu Kiên AVG Phạm Nhật Vũ bị bắt Phạm Nhật Vũ là ai

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.