5 kinh nghiệm tác nghiệp trong những tình huống bi thảm
Ngày 16/7, nhiều nhà báo đã chứng kiến một cuộc tấn công của Israel vào bờ dải Gaza giết chết 4 cậu bé người Palestine. Các nhà báo đã có nhiều hoạt động đưa tin, Jack Mirkinson đưa tin cho tờ Huffington Post, Peter Beuimont thuật lại những gì anh đã chứng kiến cho tờ The Guardian, William Booth viết về cuộc tấn công trên cho tờ Washington Post.
Những người Palestine đau khổ trước 4 thi thể các cậu bé bị thiệt mạng ở Gaza (ảnh:KHALIL HAMRA/AP) |
Những nhà báo này đang phải tác nghiệp trong tình hình nguy hiểm, họ đưa tin về những đau thương mất mát ở dải Gaza và có thể chính họ cũng phải trải nghiệm những đau thương đó.
Trên chuyên trang báo chí Poynter, một bài đăng của tác giả Kristen Hare đã đưa ra 5 kinh nghiệm hữu ích cho các nhà báo có thể tác nghiệp thành công và trọn vẹn hơn khi phải đối mặt với những tình huống như trên.
1. Hiểu rằng các bi kịch có thể gây chấn động tâm lý
Nhà báo cần chuẩn bị trước rằng việc chứng kiến các thảm kịch, sự chết chóc có thể khiến con người bị chấn động tâm lý.
“Có thể mất hàng tuần để có thể bình phục sau khi chứng kiến những bi kịch, nếu như thời gian chấn động quá lâu, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Đừng bao giờ cảm thấy xấu hổ vì phải nhờ đến giải pháp tư vấn hoặc điều trị tâm lý”, Healther Forbes, diễn giả từng trình bày về vấn đề “Nhận thức về các thảm kịch: Những điều nhà báo cần biết”, viết.
2. Trải nghiệm về thương tổn giúp nhà báo vững vàng và tác nghiệp tốt hơn
“Nếu bạn hiểu rằng bạn đã từng phải trải qua những bi kịch, tổn thương tương tự trong đời, bạn sẽ không bị sốc và phản ứng thái quá”, Forbes nói.
Nếu nhà báo từng có kinh nghiệm, họ sẽ bình tĩnh hơn trước những gì họ đang phải chứng kiến, đưa tin khách quan và đúng tính chất báo chí hơn.
Đồng thời, kinh nghiệm cũng đem lại sự cảm thông với những nạn nhân bạn đang phải chứng kiến.
3. Làm đúng phận sự
“Nhiệm vụ của lính cứu hỏa là dập lửa, nhiệm vụ của nhà báo là đưa tin, bạn cần phải ghi nhớ điều đó”, Forbes nhắc nhở.
Một trong những tình cảm hết sức tự nhiên của con người là muốn giúp đỡ khi có chuyện xảy ra nhưng trong nhiều trường hợp, hành động tự phát sẽ không giúp ích gì cả mà sẽ khiến tình hình tồi tệ thêm.
“Nhiệm vụ của nhà báo là đưa tin về những gì đang chứng kiến, không phải là tham gia vào những rắc rối ở hiện trường”, Forbes nói.
4. Biết chăm sóc chính mình
Ngủ sâu, ăn uống đủ chất, đi bộ, hít thở sâu… đó là những hoạt động tối thiểu cần làm để duy trì sức khỏe của bản thân.
Những mẹo nhỏ chăm sóc bản thân trên không một ai là không biết nhưng lại rất nhiều người quên làm. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà báo đang hoạt động liên tục trong điều kiện khó khăn và khắc nghiệt, sức khỏe là yếu tố đầu tiên giúp bạn bảo tồn sinh mạng và tác nghiệp thành công.
5. Hoạt động theo nhóm