17 tuổi con gái vẫn chưa biết nấu cơm, tôi phải làm thế nào?

Ngoài việc đi học, Lan Anh không đụng tay đụng chân vào bất cứ việc gì trong nhà. 17 tuổi, sắp tốt nghiệp cấp 3, nhưng bố mẹ đi làm về vẫn phải lao vào bếp nấu cơm. Việc của em là chờ cơm canh dọn sẵn, bố mẹ “mời” mới ngồi vào mâm.

Ảnh minh họa

Bố mẹ Lan Anh cũng nhận ra sự lười biếng của cô bé, áp dụng đủ chiêu nhưng tính xấu ấy vẫn không hề thay đổi. Thậm chí, dạo gần đây viện cớ bận đi học, nhịn ăn giảm cân nên những ngày này cứ đi học về là cô chui vào phòng, đến bữa cơm bố mẹ hò như hò đò mới nhìn thấy mặt.

“Tôi đã sai lầm vì từ bé không cho con làm bất cứ việc gì nên giờ không thể nào sửa được. Có hôm tôi bị ốm, bố nó đi công tác, gọi mỏi mồm bảo đặt cho mẹ nồi cháo nó cũng vùng vằng làm rồi chỉ nói 1 câu: Lúc nào được mẹ tự lấy ăn, con còn bận học!. Tức nổ đom đóm mắt, mà không làm gì được. Tôi phải làm sao bây giờ?”, chị Thái mẹ Lan Anh thất vọng nói.

Chia sẻ tình huống của chị Thái, TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh cho rằng, một trong những nhóm quyền của trẻ em được ghi nhận trong Công ước quốc tế là quyền được tham gia. Cha mẹ hãy coi trẻ là một cá thể có ý thức, có khả năng tiếp nhận thông tin, thấu hiểu tình cảm và lo lắng của người lớn để bắt đầu có sự chia sẻ từ khi con còn nhỏ.

“Chúng ta hãy tâm sự mọi trạng thái tình cảm và sức khỏe thậm chí tài chính của gia đình và các thành viên trong gia đình của mình với con. Ví dụ hôm nay trời mưa to quá, bố đi mưa nên bị đau đầu con ạ, rồi bạn đề nghị con xoa đầu cho mình cho đỡ đau. Đương nhiên, chớ lạm dụng những lời than vãn. Hãy chia sẻ trong chừng mực “sức tiếp nhận” của trẻ chịu được những vấn đề của người lớn”, TS Nguyễn Thụy Anh nói.

Những ngày nghỉ dài cũng là dịp để bố mẹ dạy trẻ kỹ năng làm việc nhà.

Tình trạng chung của trẻ hiện nay là thường không phải làm việc nhà, vì thế nhiều bạn lên lớp 5 vẫn không biết tự lấy đồ, mặc quần áo, thậm chí vào đại học cũng chưa biết nấu một bữa cơm với những món đơn giản. Trẻ không những lười làm việc nhà, mà nhiều bạn còn sinh ra thói ích kỷ… hễ bố mẹ sai làm việc gì là mặt nặng, mày nhẹ… Các chuyên gia cho rằng, đây là hệ quả của việc chiều con thái quá của các bậc phụ huynh.

“Các bậc cha mẹ có con nhỏ từ khi lên 2- 3 tuổi lưu ý, mỗi lần làm bếp, giặt đồ, phơi quần áo… bạn hãy luôn cho trẻ tham gia. Ở tuổi này, chúng rất háo hức bắt chước và muốn giúp đỡ người lớn. Nếu bạn vì sợ mất thời gian mà bỏ qua giai đoạn chia sẻ này thì thật là đáng tiếc, bạn có thể không có cơ hội tốt như thế về sau. Bố mẹ nên cho trẻ cùng làm những công đoạn nhỏ và dễ trong việc nhà, chẳng hạn mẹ lau sàn, con thì lau ghế, lau bàn; cho đồ vào máy giặt, còn mẹ đổ xà phòng, con bấm nút vận hành máy giặt hộ mẹ… Tất nhiên mọi thao tác đều dưới sự giám sát của mẹ.

Với trẻ từ lớp 1 trở lên, bạn có thể tâm sự với con cả những khó khăn lớn hơn trong xã hội như tình hình khủng hoảng, giá rau, giá gạo tăng lên. Tất nhiên, cũng kết với con cả những niềm vui nữa, chứ đừng chỉ có thông tin tiêu cực. Ví dụ, mẹ được tăng lương, hay bố có thưởng cả nhà mình sẽ cùng đi mua một món đồ gia dụng nào đó”, TS Thụy Anh bày cách.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia giáo dục này bên cạnh việc cho con cùng tham gia một cách tự giác, trước hết bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ làm những việc đơn giản, vừa sức theo tinh thần 'tuổi nhỏ làm việc nhỏ'. Với bé trai 5- 6 tuổi có thể lau bàn ghế, rửa cốc chén, quét nhà, dọn giày dép, sắp bát đũa ra mâm cơm, tưới chậu cây cảnh… Khi đã hướng dẫn con rồi thì cần  phân công những việc cụ thể của riêng con, không ai trong gia đình làm hộ. Trẻ sẽ thấy những việc đó là tự nhiên và vui sướng được nhận trách nhiệm.

“Nếu nhà có người giúp việc phải thống nhất với họ về phần việc nhỏ của bé, đề nghị giúp việc không can thiệp. Đối xử với người giúp việc cũng phải thật trân trọng để trẻ có cái nhìn đúng đắn về việc lao động chân tay và việc nhà.

Không “sai vặt” trẻ quá nhiều, khiến trẻ mất hứng thú công việc. Nếu đã giao việc cụ thể cho trẻ, cứ bình tĩnh để trẻ tự giác làm. Nếu có nhắc, cũng nhắc thật khéo. Hãy luôn tỏ ý tin tưởng rằng trẻ không bao giờ lơ là các công việc của mình”, TS Thụy Anh nhấn mạnh.

Trong trường hợp con bận học hoặc mệt mà chưa làm một việc gì đó thuộc về “trách nhiệm gia đình” của mình, bố mẹ đừng vội phê bình, nhắc nhờ hoặc im lặng làm hộ. Hãy tỏ ra thông cảm và hiểu lý do vì sao trẻ chưa thực hiện công việc, và an ủi để mai con làm việc đó cũng được và “đừng quên những lời khen ngợi đúng lúc”.

“Mỗi tuổi mỗi lớn, khả năng chia sẻ công việc gia đình của trẻ càng tăng. Bạn có thể dần dần giao các việc lón hơn đòi hỏi trách nhiệm cao hơn cho trẻ. Theo đó, bạn có thể bày cho con đặt nồi cơm trước khi mẹ về (với bé đã 8, 9 tuổi). Chú trọng dạy con ý thức giữ an toàn trong nhà (sử dụng điện chống cháy nổ, đề phòng kẻ gian…). Hãy luôn đề cao tầm quan trọng của những việc mà bé có thể làm được cho gia đình và lập tức hỏi han, trợ giúp nếu thấy bé có khó khăn trong “công việc”. Và cuối cùng bạn hãy luôn là tấm gương cho các con trong việc quan tâm đến việc nhà, đến những thành viên trong nhà”, TS Thụy Anh kết luận.

Một lần nữa, TS Thụy Anh nhấn mạnh, trẻ em có khả năng chia sẻ, thấu hiếu, đồng cảm… rất lớn, chỉ cần bố mẹ đánh giá cao khả năng ấy và biết cách khéo léo kích thích cho nó phát triển. Điều này không chỉ khiến mối liên quan giữa các thành viên trong gia đình ngày càng khăng khít hơn mà còn là một hành trang tinh thần cũng như kỹ năng xã hội cần thiết cho con khi bước vào đời.

Huyền Anh

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Đang cập nhật dữ liệu !