13 điều kỳ thú của vũ trụ được phát hiện trong năm 2014
Năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện được một số điều đáng kinh ngạc trong vũ trụ. Nhiều hành tinh mới đã được phát hiện, bao gồm hành tinh giống với Trái đất đầu tiên nằm trong vùng có thể sinh sống được (cách mặt trời khoảng cách đủ để hành tinh có nhiệt độ ấm). Các nhà thiên văn học cũng tìm thấy một bộ ba hố đen, những ngôi sao đang trong quá trình hợp lại thành một, và một ngôi sao kim cương.
Một vài trong số những phát kiến ấy được tìm thấy ngay trong Hệ mặt trời của chúng ta. Như: vành đai đầu tiên được phát hiện quanh một thiên thạch, hơi nước bốc lên từ tiểu hành tinh Ceres, một thiên thạch đang phân rã và thêm một tiểu hành tinh mới được phát hiển ở hàng tỉ km. Ngoài ra, lần đầu tiên một phi thuyền đã hạ cánh lên một sao băng.
Dưới đây là một trong những phát hiện thiên văn học lớn nhất trong năm 2014.
Vào tháng 4, các nhà thiên văn học đã phát hiện hành tinh giống Trái đất đầu tiên nằm trong vùng con người có thể sinh sống, nơi nước thể lỏng có thể tồn tại. Hành tinh này có tên Kepler-186f, có kích thước lớn gấp 1,1 lần so với Trái Đất. Mục tiêu của các nhà thiên văn là đi tìm một hành tinh giống với Trái Đất và hành tinh này là một trong số đó. |
Vào tháng 6, các nhà thiên văn học tiết lộ rằng ngôi sao mới được phát hiện này là một ngôi sao rất lạnh (Với các ngôi sao thường, nhiệt độ đạt gần 3.000 độ C), đến mức các nguyên tử carbon tinh thể hóa thành một khối kim cương lớn và gần như không tỏa sáng. Nó cũng bay vòng quanh một sao xung (một ngôi sao xoay, phát xung điện từ và có độ đặc lớn). |
Hình vẽ này miêu tả MY Camelopardalis, một nhóm gồm 2 ngôi sao trẻ quay vòng quanh nhau gần đến mức chúng chạm vào nhau. Dần dần chúng sẽ hợp lại thành một ngôi sao năng gấp 60 lần so với Mặt trời. Các nhà thiên văn đặt giả thiết rằng phần lớn các ngôi sao khổng lồ đều được tạo nên theo cách này. Được công bố vào tháng 12, phát hiện này có lẽ là ví dụ đầu tiên của lý thuyết trên. |
Hình vẽ này miêu tả sao chổi Siding Spring bay ngang qua Sao Hỏa vào tháng 10 năm nay. Sao chổi này bay cách Sao Hỏa chỉ 140.000km, khoảng cách gần nhất mà một sao chổi bay gần hành tinh mà không đâm xuống. Luồng mảnh vụn của sao chổi rơi vào tầng khí quyển của Sao Hỏa tạo nên mưa sao băng. Các sao băng nhỏ này tạo nên các phân tử ion trên khí quyển của hành tinh và được một vài phi thuyền hoạt động quanh Sao Hỏa phát hiện được. |
Mùa hè này, các nhà thiên văn đã theo dõi một khối khí bí hiểm có tên là G2 bị nuốt chửng bởi lỗ đen khổng lồ ở trung tâm dải Ngân hà. Tuy nhiên, khối khí này, trong ảnh là vật thể màu da cam, đã không bị hố đen hút vào. Để giải thích hiện tượng này, các nhà thiên văn đã đặt giả thiết rằng đây thực ra là một ngôi sao. Có người không đồng ý, vẫn cho rằng đây là một khối khí. |
Vành đai không còn chỉ được thấy ở những hành tinh như Sao Thổ nữa. Vào tháng 3, các nhà thiên văn học đã thông báo rằng vật thể giống như thiên thạch có một vành đai như trong hình vẽ. Vật thể rộng gần 250km này có tên là Chariklo, bay vòng tròn giữa Sao Thổ và Sao Thiên Vương. Vành đai của nó rất dày và có nước đóng băng khiến chúng khá sáng, giống như một Sao Thổ thu nhỏ vậy. |
Các nhà khoa học cho rằng, hầu hết các thiên hà lớn đều có một hố đen khổng lồ ở trung tâm, như ta thấy ở thiên hà có tên NGC 1275 này. Nhưng vào mùa hè này, các nhà thiên văn đã nói về một thiên hà có đến 3 lỗ đen. Tuy nhiên sau khi quan sát kỹ hơn, một số nghi hoặc về bộ ba lỗ đen này đã xuất hiện, ám chỉ rằng 2 trong số những hố đen trong hình thực ra là một. |
Các nhà thiên văn học đã công bố phát hiện được một vật thể nhiều khả năng là một tiểu hành tinh có quỹ đạo xa nhất, cách Mặt trời khoảng từ 11tới 67 tỉ km. Vật thể này có tên chính thức là 2012 VP113, nhưng đã được gọi là “VP” hay “Biden”, theo tên của vị phó Tổng thống đương nhiệm của Mỹ. Vật thể khác với quỹ đạo tương tự có tên là Sedna, được phát hiện cách đây hơn 10 năm trước. |
Kính viễn vọng ALMA ở Chile đã chụp được tấm hình của một hệ hình tinh trẻ. Một ngôi sao được hình thành từ một đám mây khi và bụi, khi quay bị ép phẳng. Những phân tử bụi bắn ra gắn chặt lại với nhau để tạo thành các hành tinh, các vòng tròn và lỗ hổng trên mặt phẳng. Tấm hình này được công bố vào tháng 11, và là hình ảnh chi tiết nhất cho đến giờ của một hệ hành tinh trẻ, cho thấy những cấu trúc mà trước đây chỉ được các họa sĩ vẽ ra trên giấy. |
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học được chứng kiến một thiên thạch vỡ vụn thành 10 mảnh. Kính thiên văn Hubble đã chụp lại những hình ảnh này của thiên thạch P/2013 R3 trong lúc nó đang bị vỡ dần trong vòng vài tháng, từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014. 4 mảnh lớn nhất có chiều rộng khoảng 200m. |
Tháng 9/2014, các nhà khoa học công bố họ phát hiện một hố đen còn lớn hơn cả thiên hà có tên M60-UCD1. Hố đen có hình dáng như ảnh phác họa trên, có khối lượng lớn gấp 21 triệu lần so với Mặt trời, gấp hơn 5 lần hố đen trong dải Ngân hà. Còn thiên hà mà hố đen đang tọa lạc chỉ bằng 1/600 đường kính của dải Ngân Hà. |
Cuối cùng, đây là sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Đây mới chỉ là những phát hiện ban đầu, nhưng các nhà khoa học mong đợi rất những phát hiện đáng chú ý từ tàu đổ bộ Philae và phi thuyền Rosetta hiện đang đi theo sao chổi. |
Nội dung bài viết này được tham khảo từ Wired, một tạp chí nổi tiếng của Mỹ chuyên về công nghệ và những ảnh hưởng của chúng đến chính trị, kinh tế và văn hóa, phát hành lần đầu vào năm 1993.