10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Mặc dù không có biên giới giáp biển, nhưng một số quốc gia như Bolivia, Lào và Serbia vẫn duy trì lực lượng Hải quân tuần tra trên sông hồ để bảo vệ đất nước.

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

> Cảnh sát biển Việt Nam chuẩn bị hạ thủy tàu lớn nhất

> Xem hầm chứa trực thăng trên chiến hạm USS Chafee tại Đà Nẵng

>Thái Lan sắm tàu đổ bộ hạng nặng chở trực thăng

1. Azerbaijan

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Mặc dù Azerbaijan có biên giới giáp biển Caspi, nhưng đây không phải là đại dương thực sự mà chỉ được xem là một hồ nước lớn trong nội địa. Vì thế, quốc gia này được xem là nước không giáp biển. Tuy nhiên, Azerbaijan vẫn duy trì lược lượng Hải quân hoạt động trên Biển Caspi. Hải quân nước này có khoảng 5.000 binh sĩ phục vụ trong 16 đơn vị, trong đó gồm đội tàu nhỏ Caspi và lực lượng bảo vệ bờ biển.

2. Bolivia

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Là quốc gia nằm hoàn toàn trong nội địa, nhưng hải quân Bolivia có vài nghìn quân nhân. Khi lực lượng này được thành lập, Bolivia có biên giới giáp Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Bolivia sau đó mất quyền kiểm soát lãnh thổ ven biển sau Chiến tranh Thái Bình Dương (1879-1884). Hiện tại, Hải quân Bolivia có nhiệm vụ tuần tra hồ Titicaca và những con sông trong nước. Bên cạnh đó, nước này cũng có một đơn vị Hải quân được triển khai ở thành phố Rosario của Argentina. Với một số người dân Bolivia, sự phục vụ của Hải quân là một biểu tượng cho thấy nước này không từ bỏ việc chiếm lại con đường hướng ra biển.

3. Cộng hòa Trung Phi

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Cộng hòa Trung Phi có lực lượng Hải quân nhỏ. Đơn vị này được gọi là tiểu đoàn thứ 2 của Lục quân và có nhiệm vụ tuần tra sông Ubangi. Lực lượng tuần tra của Cộng hòa Trung Phi có xấp xỉ 100 lính và chủ yếu là nhân viên an ninh của một cựu tổng thống nước này. Ngoài ra, lực lượng Hải quân của quốc gia ở Châu Phi hoạt động chủ yếu bằng 7 tàu tuần tra nhỏ.

4. Kazakhstan

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Kazakhstan cũng là quốc gia có biên giới giáp biển Caspi. Ngày 7/5/2003, lực lượng Hải quân Kazakhstan được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống nước này. Lực lượng này hoạt động chủ yếu ở biển Caspi và đóng quân tại Aktau. Hải quân Kazakhstan có quân số 3.000 người và được trang bị 14 tàu tuần tra gần bờ. Năm 2011, một căn cứ không quân của Hải quân nước này cũng được mở tại Aktau.

5. Lào

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Năm 1975, Hải quân Nhân dân Lào được thành lập dựa trên phần còn lại của Hải quân Hoàng gia Lào. Hải quân Nhân dân Lào có nhiệm vụ quản lý hoạt động tàu thuyền trên sông Mekong. Lực lượng này được trang bị 20 đến 30 tàu tuần tra loại nhỏ. Vì sông Mekong hình thành một phần đáng kể biên giới của Lào, Hải quân nước này cũng liên quan mật thiết đến việc kiểm soát biên giới.

6. Paraguay

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Mặc dù không giáp biển, Paraguay là một quốc gia có truyền thống hải quân hùng mạnh vì nước này có tuyến đường sông đi ra Đại Tây Dương. Hải quân Paraguay có 12 căn cứ và căn cứ chính ở Asuncion. Hải quân nước này gồm lực lượng Thủy quân Lục chiến, lực lượng tuần duyên với quân số khoảng 1.950 người. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Paraguay có 800 người, trong đó gồm một đơn vị đặc công gồm 400 lính và số còn lại tạo thành một tiểu đoàn.

7. Rwanda

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Hải quân Rwanda có một lực lượng tuần tra nhỏ ở hồ Kivu, khu vực nằm gữa Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Việc thành lập của lực lượng này liên quan đến cuộc Nội chiến Congo lần 2, bắt đầu từ tháng 8/1998 ở Cộng hòa Dân chủ Congo (tên gọi cũ là Zaire) và chính thức kết thúc vào tháng 7/2003, khi chính phủ chuyển tiếp của Cộng hòa Dân chủ Congo nắm chính quyền.

8. Serbia

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Sau khi Montenegro (có lãnh thổ giáp biển Adriatic) tách khỏi Serbia, nước này trở thành một quốc gia không có biên giới giáp biển. Việc chia tách khiến Montenegro thừa hưởng gần như toàn bộ lực lượng hải quân của quốc gia cũ. Tuy nhiên, Serbia cũng không loại bỏ hết lực lượng Hải quân. Nước này vẫn giữ lại một đội tàu nhỏ để tuần tra sông và các tàu tấn công hoạt động trên sông Danube. Hiện tại, đội tàu trên sông của Serbia có chức năng như lực lượng Hải quân thực sự, với tất cả cấp bậc và vị trí của một lực lượng Hải quân lớn và phức tạp.

9. Turkmenistan

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Turkmenistan có lực lượng Hải quân nhỏ hoạt động trên biển Caspi và do lực lượng Biên phòng chỉ đạo. Hải quân nước này có khoảng 700 nhân viên và 16 tàu tuần tra. Năm 2007, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở London báo cáo rằng, Turkmenistan có một căn cứ nhỏ và 5 tàu tuần tra lớp Kalkan.

10. Uganda

10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

Lực lượng Hải quân của Uganda hoạt động chính ở hồ Victoria, với 400 nhân viên và 8 tàu tuần tra ven sông. Tất cả tàu của Hải quân nước này đều nặng dưới 100 tấn. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là tuần tra hồ Victoria và sông Nile.

Bình An

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Đang cập nhật dữ liệu !