Xuân về với người Rục

Tộc người Rục (thuộc dân tộc Chứt) ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) được biết đến như là “người em út” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gần 60 năm rời hang đá, xa cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, nay tộc người Rục đã có nhiều thay đổi.

Xa rồi cái đói

Một ngày cuối đông ở xã biên giới rẻo cao Thượng Hóa (huyện Minh Hóa), ngọn gió đông lướt qua những cánh rừng, lách qua những dãy núi đá vôi trùng điệp táp vào người gây cảm giác tê buốt. Từ đường mòn Hồ Chí Minh qua đèo Đá Đẽo rẽ hướng tây chừng 7km, qua hai con dốc cao chót vót, chúng tôi đã thấy những ngôi nhà của đồng bào Rục xuất hiện thấp thoáng im lìm trong màn sương núi.

Để chống lại cái rét, nhiều hộ người Rục luôn quây quần bên bếp lửa.

Trung úy Đinh Xuân Viên, cán bộ Đồn Biên phòng Cà Xèng (Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) dẫn chúng tôi đi vào các bản làng người Rục. Gần cuối năm, nhưng đồng bào vẫn đang đi rẫy trồng ngô. Rẫy ngô của dân thường làm tập trung, cách nhà ở rất xa, có nơi đến 3 - 4km.

“Tộc người Rục sống ở trong hang đá giữa rừng sâu heo hút. Năm 1959, một tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) tình cờ phát hiện ra. Đến năm 1960, chính sách đưa người Rục rời hang đá ra định cư đã được tiến hành. Ban đầu, bộ đội biên phòng và các đoàn thể địa phương thuyết phục được 11 hộ và 34 người Rục đầu tiên rời hang đá về thung lũng Rục Làn (xã Thượng Hóa) dựng lều, bắt đầu làm quen với cuộc sống canh tác nông nghiệp như làm rẫy, trồng lúa, trồng ngô…”, Trung úy Viên kể.

Hiện nay, ở xã Thượng Hóa, tộc người Rục định cư ở 3 bản gồm: Bản Ón, bản Yên Hợp, bản Mò O Ồ Ồ nằm tách biệt với bên ngoài, và hơn chục hộ sống ở bản Phú Minh nằm dưới chân đèo Đá Đẽo thuộc đường mòn Hồ Chí Minh với hơn 200 hộ.

Dân bản không còn săn bắt hái lượm mà chuyển sang trồng lúa nước, nuôi trâu bò, lợn gà và trồng rừng nguyên liệu để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đời sống của dân bản đang còn nhiều khó khăn. Để có thêm nguồn lương thực, người Rục thường vào rừng tìm kiếm mật ong, nấm, lá dong, măng… để đổi lấy lương thực. Nếu không có nguồn trợ cấp từ Nhà nước thì người Rục rất khó đảm bảo đảm bảo nhu cầu lương thực trong năm. Ngoài lương thực, người dân còn trồng thêm rau xanh, nuôi gia cầm để tự cung tự cấp.

Con đường vào các bản tộc người Rục ở xã Thượng Hóa đã được bê tông hóa.

Ông Cao Thanh Huy, Trưởng bản Yên Hợp cho biết: “Thời điểm này, người dân đang trồng ngô trên rẫy. Ngô sau khi thu hoạch được cất giữ để xay thành bột nấu ăn. Món ngô xay được nấu quyện gọi là bồi. Vì bồi ngô thường cứng, nên người dân phải trồng thêm sắn, để khi nấu bồi thì giã sắn quết vào nấu cho mềm, dễ ăn hơn. Nhờ có gạo hỗ trợ của Nhà nước, nên dân bản không còn lo đói ăn đứt bữa như trước”.

Những cái Tết ấm no

Người Rục cũng tổ chức đón Tết Nguyên đán như người Nguồn (người Nguồn là tên gọi cộng đồng các tộc người ở huyện Minh Hóa - PV). Tết đến, nhà nào cũng dọn dẹp, trang trí nhà cửa, nấu bánh chưng, bánh tét. Tuy nhiên, người Rục không thờ cúng tổ tiên, chỉ làm thủ tục trên bàn thờ để cúng ma nhà. Bởi theo tục lệ, sau khi một người Rục chết, người thân chỉ thờ cúng 7 ngày rồi từ đó về sau không thờ cúng nữa. Linh hồn người chết trở thành ma rú, ma rừng, nên họ chỉ thờ chung ma rừng (cúng ngoài rừng) và ma nhà.

Anh Cao Văn Bằng ở bản Yên Hợp: “Ngày trước, Tết không có lợn để làm thịt đâu, giờ thì Tết về, người dân bắt gà, bắt lợn làm thịt. Họ làm thịt để dùng và bán cho nhà khác. Tiếng lợn kêu rộn cả bản. Đi chợ phải ra xã Trung Hóa, cách 8km, nên nhiều người dưới xuôi luôn chở hàng hóa vào bản bán cho dân”.

Một thứ không thể thiếu với cuộc sống thường ngày cũng như Tết của người Rục là rượu đoác. Rượu đoác là rượu được lấy từ thân cây đoác. Để có rượu, người dân phải đi vào rừng tìm cây đoác có thân lớn, rồi phát dọn sạch quanh cây. Sau đó lấy dao sắc cắt một đường ngang ở ngọn cây, để như thế một tuần, sau đó dùng ống tre lồ ô chọc vào vết cắt cho rượu chảy từ vết cắt ra. Người dân phải che kín phía trên vết cắt để mưa và sương không rơi vào làm giảm độ nồng của rượu.

“Một ngọn cây đoác lớn 4 - 5 năm tuổi thì thời gian cho rượu được gần 4 tháng mới hết. Cứ sau mỗi ngày, người dân phải cắt ngọn cây một phân để cây cho rượu mới. Rượu đoác được lấy hoàn toàn từ tự nhiên, có vị thơm, ngọt đặc trưng không giống rượu của người miền xuôi.

Theo ông Đinh Thanh Văn, Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa: “196 hộ dân người Rục ở 3 bản Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ khá cách xa với bên ngoài, nhưng được sự quan tâm của chính quyền cấp trên và Đồn Biên phòng Cà Xèng nên cuộc sống của người dân đang từng bước cải thiện. Ngoài trồng lúa nước ở cánh đồng Rục Làn để tự túc lương thực, canh tác rẫy, từng hộ dân đã được giao đất rừng sản xuất để trồng gỗ nguyên liệu. Trong đời sống văn hóa, người dân đã bỏ những hủ tục lạc hậu nhưng vẫn giữ được những cái riêng vốn có, những văn hóa đặc trưng của họ”.

Với niềm tin và sự đồng thuận, cùng chung tay của các cấp, các ngành, tin rằng người Rục sẽ được đón những mùa xuân ấm áp nơi biên cương.

Thanh Hà – Hà Vy

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !