Xử vụ “bầu” Kiên: HĐXX cho các bị cáo bào chữa bổ sung

Chiều nay 29/5, TAND Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại ngân hàng ACB đối với Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
Xử vụ “bầu” Kiên: HĐXX cho các bị cáo bào chữa bổ sung - ảnh 1

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên

Sau phần bào chữa của các luật sư, HĐXX cho các bị cáo được tự bào chữa, bổ sung cho mình.

Bị cáo Lý Xuân Hải trình bày: "Cáo trạng nói tôi là người đề xuất việc ủy thác gửi tiền. Theo tôi đề xuất không có nghĩa là bắt buộc, vì ông Nguyễn Văn Hòa, kế toán trưởng ngân hàng ACB báo cáo tôi, tôi chỉ có trách nhiệm đề xuất ý kiến và lấy ý kiến biểu quyết. Việc ký vào biên bản họp, lúc ký tôi không nghĩ rằng là sai luật, cả khi đề xuất tôi cũng không nghĩ là sai.

Vào thời điểm đó, tôi cho rằng, khi văn bản luật chưa có hướng dẫn nên áp dụng theo văn bản cũ, vì thế tôi tin rằng ủy thác năm 2011 là không sai. Tháng 3/2011 biên bản họp có ngừng hợp đồng ủy thác ngoại tệ, tôi không tham gia vào việc chỉ đạo gửi ở đâu, như thế nào, mọi việc đó được người có thẩm quyền quyết định".

Bị cáo Trịnh Kim Quang bổ sung: "Việc ủy thác gửi tiền phải quy trách nhiệm phải theo cá nhân thực hiện chức trách đó. Cáo trạng buộc tội tôi vì ký vào nghị quyết HĐQT. Ở Ngân hàng ACB có sự phân công công việc rõ ràng. Chúng tôi có 2 bộ phận, ban kiểm soát và bộ phận tuân thủ, kiểm tra giám sát quyết định từ chủ trương đến khi kết thúc. Lúc đưa ra quyết định thì không vi phạm pháp luật, còn sau đó thì việc kiểm tra phát hiện thuộc về chức trách của 2 bộ phận đó, chứ chúng tôi không hiểu nhiều về luật. Chúng tôi đều đã thông qua 2 bộ phận này. Nếu họ đồng ý thì thông qua.

Ngày 3/3/2011, HĐQT cũng đưa nghị quyết về việc rà soát nhằm tránh những rủi ro về pháp luật. Như vậy là thường trực HĐQT chúng tôi đã làm hết chức trách của mình.

Về đầu tư cổ phiếu, theo tôi việc bàn và kết luận là hai việc khác nhau. Kết luận mới chính là chỉ đạo còn việc chúng tôi chỉ bàn chứ không phải là chỉ đạo. Lúc đó có bàn bạc là mua cổ phiếu ACB như cổ phiếu quỹ, không trái quy định của nhà nước, ở thời điểm đó nếu mua thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu an toàn vốn.

Cáo trạng của VKS sau đã kết luận bổ sung, cơ quan điều tra cũng không đưa ra tình tiết nào mới, tuy nhiên vẫn quy kết tôi phạm tội cố ý làm trái, mong HĐXX xem xét tôi không phải chịu trách nhiệm vì hành vi này. Theo tôi người dân có quyền làm gì mà pháp luật không cấm, kính xin HĐXX lưu ý khi xem xét vụ án".

Bị cáo Lê Vũ Kỳ nói ngắn gọn: "Mong sự công minh của tòa án".

Bị cáo Phạm Trung Cang trình bày: "Tôi bị truy tố về tội cố ý làm trái với hai hành vi, tham gia ký chủ trương cho ủy thác cho vay. Theo tôi văn bản này đã thảo luận kỹ và phù hợp Điều 92 luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 1997. Sau khi mọi người trong HĐQT đã thống nhất rằng chủ trương này không sai nên tôi đã cùng các thành viên khác ký biên bản này. Khi ký chủ trương này hoàn toàn không sai. Tôi có tình tiết đặc biệt hơn các thành viên khác trong việc truy tố này vì 30/12/2010 tôi đã làm đơn từ nhiệm HĐQT ACB vì theo luật các TCTD mới 2010 thì một cá nhân không thể là thành viên HĐQ 2 ngân hàng. Ngày 28/4/2010 tôi đã là thành viên HĐQT của ngân hàng Eximbank và sau đó là phó chủ tịch HĐQT Eximbank.

Kể từ khi từ nhiệm thì tôi không tham gia bất cứ vấn đề nào nên mong HĐXX cho tôi được miễn nhiệm trách nhiệm liên quan đến vụ án. Nếu có xảy ra tổn thất thì cũng không thuộc trách nhiệm của tôi. Nhưng trong cáo trạng lại nêu tôi tuy nghỉ ở ACB nhưng không có ý kiến ngừng chủ trương gửi tiền. Sau khi đi rồi thì tôi không nhận được thông tin gì liên quan đến vấn đề ở ACB và tôi không có tư cách gì ở ACB nữa.

Thứ hai, tham gia chủ trương cấp hạn mức đầu tư cổ phiếu. Tại ACB tôi chuyên về phần cho vay, tín dụng nên những lĩnh vực khác tôi không tham gia. Việc thực hiện chủ trương hạn mức 700 tỷ là thuộc về hội đồng đầu tư. Trách nhiệm của tôi nếu có trong việc biến chủ trương 700 tỷ chỉ giới hạn đến 31/12/2010 thôi. Vấn đề này không trái luật pháp.

Rõ ràng trong khi thực hiện ở ACB, 2 chủ trương này là hợp pháp và không gây ra thiệt hại nào với ACB nên kính xin HĐXX chiếu cố cho 2 hoạt động này".

Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn trình bày: "Tôi chỉ có một mong muốn khẩn thiết đề nghị HĐXX xem xét cho tôi. Trong kết luận điều tra trước đây và cáo trạng trước đây, trường hợp tôi hoàn toàn cơ quan điều tra và VKS kết luận tôi không phải chịu trách nhiệm hình sự, không có đề xuất nào với cá nhân tôi về trách nhiệm hành chính. Trong kết luận điều tra và cáo trạng lần này cũng không có gì mới, tuy nhiên kết luận điều tra và cáo trạng thì tôi phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặc dù rất cảm ơn mức đề nghị may mắn của đại diện VKS công bố trước tòa nhưng mong muốn HĐXX xem xét kỹ lại trường hợp của tôi".

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trình bày: "Khi tôi nhận được lệnh bắt, khởi tố về tội Kinh doanh trái phép, trời đất nhứ sụp đổ, không thể tin được rằng tôi một người từng 30 năm kinh doanh mà bị truy tố như vậy. Tôi không phải là chủ sở hữu của Cty Tập đoàn tài chính Á Châu và Cty B&B. Tôi chỉ là một trong ba người góp cổ phần vào hai Cty này. Việc thứ hai, cho rằng các Cty không có chức năng kinh doanh tài chính đã tiến hành mua cổ phần của các ngân hàng khác là không đúng. Việc mua cổ phần của cty khác đây là hoạt động đầu tư không phải kinh doanh. Các cty này phát hành trái phiếu, thế chấp cổ phần của các cty khác để bán cho ngân hàng ACB để lấy tiền ảo làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước là một sai lầm. Bởi các công ty này khi phát hành trái phiếu đã thực hiện đúng quy định tại Nghị định 252 của Chính phủ, đã thực hiện đúng việc thế chấp, bán trái phiếu theo các hợp đồng được pháp luật quy định. Việc này tạo ra đồng tiền thật, việc góp vốn này thực hiện đúng chủ trương chính sách của Chính phủ trong việc tăng vốn điều lệ ngân hàng.

Đề nghị VKS cho biết việc đầu tư góp vốn được quy định ở đâu về hoạt động kinh doanh tài chính, ở văn bản pháp luật nào chứ không phải văn bản mà được pháp luật công nhận.

Việc kinh doanh vàng trái phép tại Cty Thiên Nam, các quy định của pháp luật về việc Cty Thiên Nam đầu tư tài chính thông qua việc đầu tư giá vàng như thế nào. Hợp đồng Cty Thiên Nam ký với Vietinbank, sau đó ký với ACB có đúng pháp luật không. Đây không phải thuộc thẩm quyền của tôi mà là của Tổng giám đốc. Không có nghị quyết nào giao cho ông Lê Quang Trung ký hợp đồng này. Xác nhận Cty Thiên Nam ra nghị quyết sau đó giao cho bị cáo các lệnh đặt lệnh đến ACB. Sau đó 5 ngày, tại hợp đồng ký kết giữa ông Trung và ACB đã quy định: Giao dịch trạng thái vàng từ bên B không có bất kỳ quy định nào cho phép cty Thiên Nam được tác động hoặc chịu ảnh hưởng từ việc bên B là ACB ký hoặc ra lệnh với các tổ chức bên ngoài. Tại điểm 4, đặt lệnh qua điện thoại quy định: ACB và Thiên Nam bỏ trống, số điện thoại bỏ trống người đặt lệnh. Trách nhiệm của tôi trong việc này là giúp ông Trung thông báo lệnh đến ngân hàng ACB, việc thông báo này thể hiện trong trường hợp có tranh chấp giữa 2 bên.

Trách nhiệm của tôi chỉ là đặt lệnh qua điện thoại. Các văn bản pháp lý có liên quan khẳng định công ty Thiên Nam có thể thực hiện: Đây là đầu tư tài chính chứ không phải kinh doanh hàng hóa. Mà nếu là kinh doanh hàng hóa thì Thiên Nam cũng có giấy phép. Quyết định 04 ngày 8/3/2012 nói rõ: Các sản phẩm tài chính phát sinh liên quan đến vàng phải xin phép Ngân hàng nhà nước,  nghĩa là trước đó không cần xin phép cơ quan nhà nước.

Tội trốn thuế không còn ngỡ ngàng như tội đầu tiên. Tôi không hề biết Quốc hội sẽ có việc miễn thuế với cá nhân, sao bảo tôi biết. Đây là sự áp đặt với tôi. VKS cho rằng hợp đồng ủy thác giữa em gái tôi và cty B&B là trá hình, không biết căn cứ vào các yếu tố nào. Đây là hợp đồng ký kết giữa 2 bên, là hợp đồng dân sự. Hợp đồng này được ký phần thua thiệt nếu có là em gái tôi, cá nhân tôi phải chịu trách nhiệm. Em tôi và tôi không có ngu mà bỏ tiền cho các hợp đồng trá hình.

Hành vi trốn thuế được xác định như thế nào? Tôi nhớ rất rõ phải được căn cứ như thế nào là trốn thuế, tôi đề nghị xác định trong Điều 108, Cty B&B sai ở đâu, vi phạm nội dung nào. Đại diện VKS nói rằng Cty B&B sai, tôi xin trích dẫn 3 nội dung VKS trích dẫn sai: Nghị quyết 32 của Quốc hội có giá trị tức thời, sau đó Chính phủ có nghị quyết, Bộ Tài chính có thông tư hướng dẫn về các nguyên tắc khi thực hiện Nghị quyết 32, có nội dung quan trọng nếu doanh nghiệp nào trong 3 tháng đầu năm nộp thuế trước thì được nhà nước thoái thu. Ngày mà B&B chuyển tiền cho Hương không vi phạm bất kỳ văn bản nào liên quan đến việc nộp và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Trong 2 hành vi kinh doanh trái phép và trốn thuế, VKS nêu rất nhiều điều luật nhưng không nêu sai nội dung nào của điều luật, sai tại điểm nào. Nếu HĐXX chỉ ra được tôi sai ở phần nào, ngay lập tức tôi nhận tội ngay, không cần bất kỳ tranh luận nào. Tôi khẳng định tôi không làm sai bất kỳ quy định, văn bản pháp quy nào của pháp luật".

17h40’ tòa tạm nghỉ, 8h15’ sáng 30/5 HĐXX tiếp tục làm việc.

Xuân hải

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !