Xét nghiệm Covid-19 được bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu?

Bộ Y tế hướng dẫn mức giá thanh toán BHYT đối với xét nghiệm Covid-19 mẫu đơn áp dụng mức giá 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm

Chi trả mẫu mới

Trường hợp đơn vị lấy mẫu phải gửi mẫu xét nghiệm cho đơn vị khác thực hiện, Bộ Y tế đề xuất tạm tính và đề nghị thanh toán BHYT theo cơ cấu như sau:

Mức giá dịch vụ lấy và bảo quản bệnh phẩm: 117.800 đồng/ mẫu. Giá thực hiện xét nghiệm: 616.200 đồng/ mẫu.

Đối với mẫu gộp, mức giá lấy và bảo quản bệnh phẩm: 100.000 đồng/mẫu. Giá việc thực hiện xét nghiệm bằng 634.000 đồng/mẫu chia cho số mẫu gộp.

Trường hợp gộp mẫu nếu phát hiện dương tính, phải tiếp tục thực hiện các xét nghiệm mẫu đơn thì chi phí thực hiện xét nghiệm được tính tiếp theo trường hợp mẫu đơn.

Đối với đối tượng không thanh toán BHYT, nếu mẫu đơn mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm; trong đó: mức giá dịch vụ lấy và bảo quản bệnh phẩm: tối đa 117.800 đồng/mẫu;mức giá thực hiện xét nghiệm: tối đa 616.200 đồng/mẫu.

Nếu xét nghiệm gộp mẫu, trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định mức giá cụ thể của dịch vụ nêu trên có định mức kinh tế kỹ thuật thì xác định chi phí lấy mẫu, chi phí xét nghiệm theo định mức; trường hợp không có định mức thì xác định chi phí lấy mẫu và chi phí xét nghiệm tương đương với tỉ lệ cơ cấu chi phí nêu trên.

Trường hợp không có quyết định phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật, chi phí thực hiện xét nghiệm với mức giá tối đa lấy và bảo quản bệnh phẩm: 100.000 đồng/mẫu; mức giá tối đa của việc thực hiện xét nghiệm: 634.000 đồng chia cho số mẫu gộp.

Bộ Y tế cho biết số lượng xét nghiệm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 từ 29-4 đến nay là 2.171.076 mẫu cho 4.818.269 lượt người.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Bác sĩ gặp khó

PGS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, việc phải tăng cường xét nghiệm hết cho những người bệnh có dấu hiệu hoặc nghi ngờ, vùng dịch tễ,... để không lọt lưới bệnh nhân Covid-19 cũng khó vì bản thân bác sĩ cũng không biết ai cần xét nghiệm, ai không.

Bệnh nhân vào khám không sốt, không ho, không đau tức ngực thì bác sĩ cũng không thể quyết định cho xét nghiệm SARS-CoV-2.

Về quy định của BHYT thì chỉ chi trả phí cho những ca bệnh nào có triệu chứng, có khả năng gây bệnh, điều này cũng đúng vì quỹ BHYT có giới hạn, nếu ca nào cũng xét nghiệm BHYT thì sẽ dẫn đến việc không đủ tiền chi trả, từ đó có thể gây vỡ quỹ.
Nhưng nếu cần xét nghiệm thì ai chi trả? Bệnh viện hay bệnh nhân? Nhiều bệnh nhân xét nghiệm Covid-19 họ không đồng ý chi trả phí vì cho rằng họ không đi đâu, không đến nơi đông người…

Một số người khác thì vì sợ Covid-19 nên dù có người sốt thật sự, ho lại không đến bệnh viện khám mà chỉ tự mua thuốc về uống.

Thực tế cho thấy, 80 % bệnh nhân đến khám sàng lọc Covid-19 không có triệu chứng thì bác sĩ cũng không biết chỉ định như thế nào cho đúng đối tượng. Bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nên các bác sĩ cố gắng tuân thủ 5K như Bộ Y tế quy định.

Mở rộng xét nghiệm cho bệnh nhân nhiều khi bệnh nhân cho rằng BHYT có trả phí nên họ sẽ không đồng ý đóng tiền, trừ trường hợp họ tự yêu cầu.

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết đến thời điểm này chưa thể thống kê có bao nhiêu người được BHYT chi trả tiền xét nghiệm Covid-19. Theo quy định bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho sẽ được xét nghiệm Covid-19 nếu âm tính BHYT chi trả, dương tính ngân sách nhà nước chi trả. Hầu như chi trả đều chung với vào quá trình điều trị chứ không bóc tách chi trả BHYT cho xét nghiệm Covid-19.

Hơn nữa, không riêng Covid-19 mà bất cứ bệnh nhân đi khám BHYT cần có các dấu hiệu của bệnh mới được chỉ định BHYT còn BHYT không chi trả cho sàng lọc. Ví dụ một người ho sốt sẽ được xét nghiệm Covid-19, hay 1 người đau rát họng sẽ được BHYT chi trả phiếu nội soi tai mũi họng. Vì vậy, việc bệnh nhân không có triệu chứng Covid-19 chủ yếu trong sàng lọc cộng đồng. Khi sàng lọc cộng đồng thì chi phí đều do ngân sách của địa phương trong chống dịch chi trả - ông Sơn cho biết. 

K.Chi 

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh Covid-19

Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 9262/BHYT-BH về hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Hơn 5,6 triệu người quên mật khẩu VSSID, có người xin cấp lại 40 lần/tháng

Đã có khoảng 5,6 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng "Quên mật khẩu". Thay vì ghi  nhớ mật khẩu, nhiều người tiện tay bấm 'quên mật khẩu' cho tiện

Chiến dịch lớn nhất hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Những ngày qua, hàng triệu người lao động trên cả nước đã được nhận tiền hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Đề xuất thanh tra, kiểm tra các đơn vị không tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ

Đề xuất UBND tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ trong đơn vị nhưng vẫn quyết toán thuế thu nhập DN; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Sớm trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, giảm mức đóng Quỹ BHTN

Đại biểu đề nghị cần sửa đổi để quy định linh hoạt hơn nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản cho cả người sử dụng lao động và người lao động,

BHXH tỉnh Bình Thuận đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì nên chi phí lớn, doanh thu giảm sút, dẫn đến nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kéo dài, đời sống người lao động bị ảnh hưởng 

Lạng Sơn: 100 % học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Theo BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 446 cơ sở giáo dục và giáo giục, nghề nghiệp, với tổng số 147.264 học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, 100% HSSV tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam "thần tốc"thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách từ Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách nhanh nhất. 

TP.HCM: 950.000 NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Ngày 26/10, BHXH TP.HCM cho biết trên địa bàn đã có gần 950.000 người lao động (NLĐ) nhận được hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ.

Đang cập nhật dữ liệu !