Xe thồ… “gác chắn”

Cùng đứng với tổ xe thồ cửa Hữu suốt một ngày nắng gắt, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc mưu sinh đầy vất vả của họ.

Và, bên cạnh những cuốc xe “cơm áo” là công việc “gác tàu lương tâm” của những thành viên trong tổ…

Bằng cả tấm lòng

Những người hành nghề xe thồ đậu trước ngã tư Cửa Hữu - Lê Duẩn (phường Phú Thuận, Tp. Huế) chẳng còn nhớ tổ xe thồ cửa Hữu được hình thành từ lúc nào. Trò chuyện với các thành viên trong tổ ai cũng bảo, lúc bắt đầu lái xe thồ ở đây cũng là lúc bén duyên “gác tàu”. Với họ, mưu sinh có vất vả đến thế nào thì “gác tàu” vẫn cứ là công việc chẳng thể tách rời, dẫu rằng công việc này không cho họ một đồng xu bỏ túi.

Xe thồ… “gác chắn” - ảnh 1

Mỗi lần tàu đến, những người xe thồ lại đứng gác tàu

Câu chuyện giữa tôi và ông Lê Hùng (56 tuổi, thành viên tổ xe thồ cửa Hữu) về “nghiệp gác tàu” đang còn dang dở bỗng có tiếng khách í ới gọi chở hàng. Nhanh thoăn thoắt, ông Hùng phóng xe đến điểm nhận hàng. Vừa đặt kệ hàng lên xe, còi báo hiệu có tàu sắp đến, ông Hùng vội vàng đặt kệ hàng xuống và chạy nhanh đến đứng sau biển báo stop, giang tay cản người dân qua lại. Đến lúc đoàn tàu qua khỏi ông mới lại tiếp tục công việc của mình.

“Bỏ việc sang gác tàu, như thế có công không bác?” – tôi hỏi. Ông Hùng cười xua tay: “Công cán chi cháu ơi, giúp chi được cho người khác thì giúp. Việc chi quan trọng thì mình làm trước, lỡ trong mấy phút tàu chạy qua có người vô ý băng sang đường nguy hiểm đến tính mạng thì tội cho họ mà lương tâm mình bị cắn rứt. Hàng trước sau chi cũng chở, chậm chút cũng không có chi”.

Không chỉ ông Hùng, tổ xe thồ chừng 15 thành viên ai cũng tự nguyện đứng gác khi có tàu băng qua. Nếu thành viên này bận chở khách thì có thành viên khác túc trực “gác tàu”. Trong buổi trò chuyện, không ít lần cụm từ “trách nhiệm với lương tâm” được họ nhắc đi nhắc lại.

“Nhiều năm trước, trong một lần vội vàng vì công việc, tui phóng xe nhanh qua đường ray mà chẳng để ý tàu đang tới. Bất ngờ, xe bị chết máy ngay chính giữa đường ray, đoàn tàu chỉ cách tui chừng 20 mét. Quẫn quá, tui có suy nghĩ bỏ xe chạy lấy người nhưng vì tiếc chiếc xe nên tui liều mạng gắng sức kéo nó ra khỏi đường ray. Cuối cùng, phần đuôi xe cũng bị nát bét nhưng tui may mắn giữ được mạng sống. Sau này, chính kỷ niệm đó thôi thúc tui “gác tàu” để không còn chứng kiến người khác phải rơi vào tình cảnh giống như mình lúc trước, tất cả chỉ vì lương tâm mà thôi”, ông Nguyễn Văn Thanh (50 tuổi, thành viên tổ xe thồ cửa Hữu) tâm sự.

Theo nhiều người dân sống cạnh khu vực giao cắt giữa đường sắt với đường ngang trước cửa Hữu thì đây là điểm thường xuyên xảy ra va chạm giữa tàu lửa với các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, được sự giúp sức của các thành viên tổ xe thồ cửa Hữu, “điểm đen” này đã hạn chế tai nạn hơn những năm trước.

“Các chú xe thồ tốt bụng lắm. Không nhờ mấy chú nớ chắc ở chỗ đường sắt ni xảy ra nhiều vụ chết người rồi. Không cần ai nhắc nhở cũng chẳng có tiền nong chi nhưng mấy chú xe thồ cứ thấy tàu qua là ra giang tay đứng chắn”, bà Hường, người dân bán nước giải khát ở khu vực này chia sẻ.

 Cứu nhiều người thoát chết

Mấy chục năm hành nghề xe thồ cũng chừng ấy thời gian các thành viên trong tổ xe thồ cửa Hữu đứng gác đường tàu. Theo họ, lý do khiến điểm giao cắt này trở nên nguy hiểm bởi lưu lượng xe cộ qua lại ở đây rất đông, đặc biệt vào những giờ cao điểm. Bên cạnh đó, đoạn từ đường Phạm Thị Liên đến đường ray xe lửa lại hẹp và xuất hiện chợ tự phát cạnh đường ray khiến người đi đường bị khuất tầm nhìn.

Xe thồ… “gác chắn” - ảnh 2

Với những thành viên của tổ xe thồ cửa Hữu, “gác tàu” là công việc xuất phát từ lương tâm.

Ông Lê Vỹ (60 tuổi), tổ phó tổ xe thồ cửa Hữu cho biết: “Nếu tính trung bình cứ 10 vụ va chạm với tàu lửa thì hết 8 vụ là những người chạy từ hướng Phạm Thị Liên ra, còn hai vụ từ hướng cửa Hữu đến đường Phạm Thị Liên. Tại đoạn phía đường Phạm Thị Liên, đường một phần rất hẹp mà dân buôn bán lại đông nên người đi đường gặp khó khăn khi qua lại. Có thời điểm đợi tàu chật cứng cả một đoạn đường, không thể di chuyển được”.

Với ông Lê Vỹ, hơn 30 năm gắn bó khu vực này, ông chẳng thể nào nhớ hết những lần cứu người đi đường vô tình hay cố ý băng ngang khi đoàn tàu sắp đến. Đó là những cụ già, em nhỏ hay những thanh niên phóng nhanh vượt ẩu…

“Chừng 30 năm gác tàu ở đây, tui không ít lần chứng kiến cảnh chết chóc vì người đi đường va chạm với tàu lửa. Có những lần cứu người mà tui nhớ mãi, đó là trường hợp hai cụ già khi qua đường ray lúc sáng sớm nhưng không để ý tàu đang đến. Nếu thường đoàn tàu ở xa mấy chục mét thì tui la lên, đằng ni tàu tiến tới rất sát, thấy rứa, tui giang hai tay chạy nhanh đến đẩy hai cụ cùng bay xuống sát mép đường ray. Hai cụ bị xây xát khá nặng nhưng ai nấy đều mừng rỡ. Hay như trường hợp có một cô bé bị tàu tông chấn thương nặng, tụi tui liền chở ngay đến bệnh viện, nếu không thì cô bé đó sẽ không qua khỏi”, ông Vỹ kể.

“Những lần người dân cố băng qua đường ray nhưng chẳng may xe bị chết máy, anh em tui nhanh chân tới khiêng xe ra hay kéo người dân ra khỏi đường ray. Có hôm, tụi tui cố gắng ngăn cản các thanh niên phóng nhanh vượt ẩu nhưng sau khi qua được đường ray, họ lại không cảm ơn còn chửi thề tụi tui vô công rỗi nghề”, ông Hùng, ngồi cạnh bên tiếp lời.

“Tụi tui rồi cũng sẽ không thể đứng la hét, gác đường khi có tàu băng qua chỗ ni mãi được. Và sẽ có những lúc vì bận công việc hay lí do khác mà không giúp được người đi đường. Tai nạn một phần do ý thức người dân, phần khác không có barie cản người dân qua lại, chuông báo hiệu cũng nhiều lần bị trục trặc. Anh em xe thồ ai cũng mong muốn có barie ngăn người dân qua đường khi có tàu đến, có rứa mới giảm được tai nạn”, ông Hùng bày tỏ.

Ông Trần Công Bình, Phó trưởng Công an phường Phú Thuận (Tp. Huế) cho biết: “Tổ xe thồ cửa Hữu gồm 16 thành viên. Họ đón khách ở ngay trước cửa Hữu, ngoài mưu sinh họ tự nguyện đứng gác đường tàu trong nhiều năm qua. Bên cạnh đứng gác, các thành viên trong tổ xe thồ nhiều lần cứu người bị nạn và trình báo công an những vụ tai nạn tại khu vực này. Chính quyền và công an phường luôn khuyến khích, tuyên dương những việc làm của họ

Lê Thọ/Báo Thừa Thiên Huế

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Đang cập nhật dữ liệu !