Vụ ăn cỗ lấy phần: Người Nam Định có hẳn bài thơ “Ăn cỗ lấy phần” ai cũng biết

Những ngày này, thông tin việc khách đến ăn cỗ lấy phần ở một vùng quê Nam Định khiến không ít người ngạc nhiên, thậm chí chê cười. Nhưng ít người biết rằng, việc ăn cỗ lấy phần này đã diễn ra từ lâu nay ở một số vùng quê thuộc tỉnh Nam Định, và đã có hẳn 1 bài thời về "Ăn cỗ lấy phần".

Hình ảnh này từng gây "bão" mạng khi nhắc đến tập tục "ăn cỗ lấy phần" ở Nam Định. Ảnh: FBVN.

Trước đây, xuất phát từ sự nghèo đói, chỉ đến khi có cỗ người ta mới biết đến miếng ngon, nên mỗi khi đi đám cưới, cha mẹ thường “bóp mồm bóp miệng” để lấy phần về cho con cái ở nhà.

Trong ký ức của thế hệ 7X, 8X, đám cưới ở làng quê tuy nghèo nhưng vui vì, trẻ con háo hức đi “xem cô dâu”, nhặt pháo tịt; người lớn thì từ chiều hôm trước đã đến từng nhà trong làng để mượn bàn ghế, mâm, bát đĩa,… tình làng nghĩa xóm cũng được gây dựng nên từ những công việc giúp góp như vậy.

Nhưng có một thứ không thể thiếu, đó là đám con trẻ chờ người lớn đi ăn cỗ cưới về sẽ có "phần' mang về, có thể là vắt xôi, khoanh giò, miếng thịt lợn,… Điều này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của những người đi ăn cỗ với những người ở nhà, người Nam Định coi đó là một tập tục tốt đẹp, thậm chí những năm trước trên các trang mạng xã hội còn lan truyền bài thơ được cho là của tác giả Thành Bùi, bài thơ “thanh minh” cho việc “ăn cỗ lấy phần” của người Nam Định.

Bài thơ như sau:

Quê tôi ăn cỗ lấy phần

Người ta thấy lạ phân vân rồi cười

Ai xa cố gắng về chơi

Ở lâu mới biết con người thành Nam.

Chịu thương chịu khó ham làm

Biết nhường biết nhịn chẳng tham bao giờ

Cái thời còn đói khổ cơ

Mẹ đi ăn cỗ con chờ, chồng mong

Quanh năm vất vả long đong

Chạy ăn bữa trước phải phòng bữa sau

Cả làng đâu có ai giàu

Có công có việc giúp nhau tận tường

Mẹ ,cha biển rộng tình thương

Ăn khoai với sắn cơm nhường phần con

Đi đám mà có miếng ngon

Không ăn gói lại dành con ở nhà

Cũng theo truyền thống thôi nha

Miếng xương phần mẹ thịt là của con

Nghèo nhưng đạo nghĩa vuông tròn

Tình cha nghĩa mẹ héo hon mặn nồng

Nghĩ xem có đáng cười không?

Đau lòng cha mẹ có công nuôi mình

Ai chẳng muốn đẹp muốn xinh

Lấy phần không xấu là tình thương thôi

Giờ thì chắc bạn hiểu rồi

Quê mình có cỗ tớ mời về ăn…

Một đám cưới tại huyện Nghĩa Hưng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ngày nay cuộc sống đã khấm khá, cái ăn cái mặc không còn thiếu thốn như xưa, nên cần phải bỏ tập tục này.

“Lần đầu về quê chồng ăn cỗ cưới, hơi ngạc nhiên là các bà các cô chỉ ăn miến và rau, không ai động đến giò và thịt gà. Đến cuối bữa mọi người chia nhau thì mình mới hiểu vì sao trên mâm cỗ lại có 6 cái túi bóng. May mà mình không ăn miếng giò thứ hai, nếu không thì không biết 5 bà sẽ chia nhau ra sao với 4 miếng giò còn lại.” chị Lan Nguyễn (Hà Nội) chia sẻ trên một fanpage của cộng đồng những người Nam Định.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, một người dân sống ở thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu cho biết, việc chính quyền địa phương cấm lấy phần khi ăn cỗ ban đầu vấp phải sự phản đối của người dân, nhưng giờ đây người dân đã chấp nhận và thấy đó là quyết định đúng đắn.

“Nếu không cấm, nhà nọ nhà kia đua nhau làm cỗ to sẽ trở thành một áp lực cho chủ nhà. Hơn nữa, người dân đi ăn cỗ sẽ nhìn vào mâm cỗ để ghi sổ (người dân nơi đây có thói quen “ghi sổ” thay vì đưa phong bì – PV), nếu gia chủ làm cỗ to cũng sẽ là áp lực cho khách mời ở một vùng quê thuần nông như Hải Hậu,” ông Hiếu nói.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng việc này không có gì phải xấu hổ, thậm chí đó là một hành vi… văn minh, không ăn hết thì lấy phần về, như thế thức ăn thừa không bị lãng phí.

“Ở Hà Nội người ta vẫn đem đồ ăn thừa về mỗi khi đi nhà hàng. Việc bỏ thừa thức ăn được coi là một sự lãng phí, đó mới là không văn minh”, anh Mạnh Hùng, một người quê Nghĩa Hưng, Nam Định nói.

Để chấm dứt “hủ tục” ăn cỗ lấy phần, một số địa phương cấp xã ở các huyện Hải Hậu, Giao Thủy đã ban hành quy định cấm người dân “ăn cỗ lấy phần”. Một số xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Hưng vận động người dân không lấy phần. Các địa phương tự đặt ra mức phạt đối với các gia đình nếu để khách lấy phần khi đến ăn cỗ.

Thậm chí, một số xã, thị trấn thuộc huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng còn tự đặt ra quy định về số mâm cỗ đối với mỗi đám cưới. Chẳng hạn như thị trấn Quỹ Nhất (huyện Nghĩa Hưng) từng ra quy định mỗi đám cưới không quá 40 mâm cỗ. Và để lách quy định, những gia đình có điều kiện vẫn chấp hành đúng quy định 40 mâm cỗ nhưng tổ chức ăn cỗ trong vòng… 2 hoặc 3 ngày. Do đó, quy định “đếm mâm” đã được chính quyền thị trấn bãi bỏ do không thực tế.

Ông Nguyễn Tiến Tùng – Chánh Văn phòng UBND huyện Giao Thủy cho biết, huyện Giao Thủy có Chỉ thị số 10 của Huyện ủy về phát động phong trào người dân thực hiện nếp sống văn minh. Trong Chỉ thị có phần tuyên truyền, vận động người dân khi tổ chức đám cưới, đám tang làm cỗ vừa đủ ăn, ăn cỗ không lấy phần để tránh gây lãng phí.

Hiền Anh
Từ khóa: Ăn cỗ lấy phần Bài thơ ăn cỗ lấy phần Quê tôi ăn cỗ lấy phần Nam Định Cỗ cưới

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !