Vì sao vùng DTTS và miền núi chiếm 3/4 diện tích cả nước mà vẫn là "lõi nghèo"?

Xoá đói giảm nghèo ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số luôn khó khăn nhất. Có 52/63 tỉnh thành có dân tộc thiểu số và tỷ lệ tái nghèo cũng rất cao.

Tại tỉnh Nghệ An, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn là một xã biên giới, nằm cách trung tâm huyện Kỳ Sơn 74 km, có 25km đường biên giới với nước bạn Lào.

Dân cư của xã chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó 9/10 bản là đồng bào dân tộc Khơ mú. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu. Phụ nữ nơi đây xưa nay chỉ biết quẩn quanh từ góc bếp tới mang gùi lên nương rẫy. Thiếu nữ chưa qua độ tuổi trăng tròn đã sớm kết hôn, bận bịu với việc nuôi con, kiếm sống, hiếm khi tham gia vào các hoạt động xã hội.

Là xã nghèo được sự quan tâm đặc biệt của Chương trình giảm nghèo, UBND huyện luôn cử các chuyên gia chăn nuôi, trồng trọt xuống tận nơi tập huấn cho bà con để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Ðồng thời tuyển chọn, tài trợ một số con em của xã đi học nghề; phối hợp các đơn vị liên quan đầu tư xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, đẩy nhanh thi công đường điện vào xã, hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông vào bản...

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền giảm nghèo còn gặp một số khó khăn như số người đến nghe tuyên truyền lúc đầu đông nhưng cứ giảm dần, hoặc người dân hiểu được mô hình sản xuất nhưng không làm theo.

Ví dụ như người dân được hỗ trợ bò giống, theo hướng dẫn thì bò nuôi trong chuồng cho ăn cỏ voi.  Thế nhưng khi hỗ trợ bò thì người dân lại thả bò giống vào rừng. Thi thoảng mới vào rừng, vài tháng sau mới vào rừng thì có thể bò đã chết, ốm hoặc còn sống thì chẳng biết con nào là bò nhà mình.

Luẩn quẩn trong vòng đói nghèo, cả xã có tới 73% hộ nghèo.

Bà Vi Thị Xuyên – Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, từ khi có chương trình giảm nghèo bền vững huyện đã đưa ra nhiều giải pháp để nhân dân hạn chế trông chờ, ỷ nại vào chính sách chủ trương của nhà nước. Huyện hạn chế tập trung cho trực tiếp người dân mà tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng.

{keywords}
Tỉ lệ tái nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn cao. (ảnh minh họa)

Còn tại tỉnh Bình Phước, toàn tỉnh có 40 thành phần dân tộc thiểu số với 195.659 người, chiếm 19,67% dân số toàn tỉnh. Có 107 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số với và miền núi với 28 xã khó khăn, trong đó có 10 xã, 51 thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020.

Tỉnh Bình Phước đã có chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 ưu tiên một phần nguồn ngân sách địa phương cùng với các nguồn vốn xã hội hóa, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, qua đó đã thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số với với kinh phí 522.878 triệu đồng giúp đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, có cơ sở hạ tầng kém phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; trình độ nhận thức cũng như việc tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ còn hạn chế, thiếu tư liệu sản xuất; một bộ phận còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa có ý thức tự vươn lên; phong tục, tập quán lạc hậu còn diễn ra ở một số nơi.

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi bao gồm 52/63 tỉnh, với 457/713 huyện, thị xã, 5.266/11.162 xã, phường, thị trấn (chiếm 47,2% số xã), trải rộng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, với diện tích gần 250 nghìn km2, chiếm ¾ diện tích cả nước.

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi giàu tiềm năng, lợi thế về kinh tế nông - lâm nghiệp, khoáng sản, thủy điện, du lịch, kinh tế biên mậu… nhưng đã, đang và sẽ tiếp tục là “lõi nghèo” của cả nước.

Nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để biến thách thức thành cơ hội, tức là giúp đồng bào chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu lao động, đa dạng hóa các loại hình sinh kế thì rất khó có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Khánh Chi

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !