Vì sao quan chức hay tìm cách cho con cháu định cư ở nước ngoài?

“Nhiều bậc cha mẹ chủ trương không cho con mình trở về không phải vì đồng lương trong nước quá ít ỏi. Điều mà họ lo sợ là khi trở về con cái mình sẽ thất vọng, bị sa vào những cung cách làm việc méo mó. Họ băn khoăn cho tương lai con cái họ...”.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ quan điểm với Infonet bên hành lang Quốc hội quanh chuyện “cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho con cháu định cư ở nước ngoài”.

ĐB Trương Trọng Nghĩa nói, kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, Chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ người dân tốt hơn. Mọi luật định, hiến định... đều phải trở thành hiện thực cuộc sống.

Nghĩa là, Nhà nước phải có trách nhiệm hơn, làm cho người dân cảm thấy được an toàn khi sống trên chính đất nước của mình. Bên cạnh đó, công bằng, công lý được thực thi. Nói vậy, không có nghĩa chúng ta tự bằng lòng, không hành động để biến Việt Nam thành nơi đáng sống”- ĐB Nghĩa nói.

Vì sao quan chức hay tìm cách cho con cháu định cư ở nước ngoài? - ảnh 1

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)

Và hệ quả như ông nói, “cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình, con cháu định cư ở nước ngoài”?

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Vì sao người trẻ ở nước ngoài họ xếp hàng trật tự, có trước sau nhưng về Việt Nam bị chen lấn, tranh giành, xô đẩy.

Điều đáng lo là chúng ta đang cảm thấy mình bất lực. Tồn tại này là do luật pháp chưa nghiêm, nên người dân cảm thấy bất an thì làm sao họ đầu tư tài sản, công sức để xây dựng đất nước.

Tôi nói điều này là mình nghĩ tới những người trẻ hơn mình; còn mình thì đã sống và từng trải qua thời bao cấp, nên thích nghi dễ hơn. Chứ còn thế hệ con cháu mình, thế hệ trẻ hơn khi họ có điều kiện học tập, làm việc và nhìn thấy thế giới sống như thế, họ sẽ đặt câu hỏi: Vì sao Việt Nam mình lại sống như thế này? Họ rất khó chấp nhận. Đó cũng là lý do 10 người đi thì 10 người đều ở lại.

Nhiều bậc cha mẹ chủ trương không cho con mình trở về không phải vì đồng lương trong nước quá ít ỏi. Điều mà họ lo sợ là khi trở về con cái mình sẽ thất vọng, bị sa vào những cung cách làm việc méo mó. Họ băn khoăn cho tương lai con cái họ, chứ không phải vấn đề về tiền.

- Vậy khái niệm “đáng sống” mà ông đề cập được “giải mã” như thế nào, thưa ông?

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: “Đáng sống” được hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng trước hết, người dân phải thấy được quan tâm, được chăm lo, công bằng. Phải yên tâm rằng, khi anh sống lương thiện thì sẽ không bị người khác xâm hại. Những điểm này chúng ta phải cố gắng xây dựng và nỗ lực nhiều trong thời gian tới đây. Như vậy, người dân mới yên tâm phấn đấu, làm việc, yên tâm sản xuất.

Tại sao có những quốc gia, người dân nước họ cảm thấy đời sống tinh thần thư thái? Khi tìm hiểu về chỉ số hạnh phúc của những quốc gia này thì người dân của họ thấy rất hài lòng. Ở  những quốc gia đó khi đề cập tới chỉ số hạnh phúc không chỉ là tiền, vật chất mà còn là vấn đề văn hoá, xã hội, công lý. Phải chăng trong lúc chúng ta tìm cách phát triển đất nước đã nghĩ quá nhiều tới vật chất mà buông lỏng những điều khác?

Còn về phía các DN, những DN nhỏ trong môi trường kinh doanh tốt đẹp như thế thì họ mới nghĩ và tin tưởng 10-15 năm nữa họ có thể trở thành những DN lớn, chứ không phải “quan hệ, chạy chọt, lót tay” thì mới được việc. Hiện nay, đang tồn tại thực tế, ngay chính bản thân những doanh nhân thành đạt cũng băn khoăn không ít về tương lai. Sở dĩ như vậy là họ giảm sút, thậm chí không còn niềm tin.

Do đó, tất cả những điều tôi muốn nói, khi chúng ta nỗ lực xây dựng đất nước, vấn đề cực kỳ quan trọng là xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, môi trường sống công bằng. Trong đó, người dân phải cảm thấy, khi con cái họ lớn lên chúng có được tương lai ở đất nước này, thì họ mới yên tâm.

Trước nay chúng ta vẫn thiên về một chiều, chăm lo nhiều quá tới tiện nghi vật chất, dùng thu nhập để đo sự phát triển, nhưng 10 năm qua những diễn biến xã hội cho thấy, nếu cứ như vậy sẽ không đầy đủ và sẽ chệch hướng. Như thế thì chúng ta khó đem lại sự chuyển biến đột phá trong kinh tế, sẽ khó có đủ lực để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.

- Ông đánh giá ra sao về ý tưởng biến TP. Hồ Chí Minh thành đặc khu kinh tế, thành nơi “đáng sống” của lãnh đạo địa phương này?

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Không chỉ TP. Hồ Chí Minh nếu lãnh đạo mỗi tỉnh thành đều nỗ lực biến tỉnh thành mình thành nơi đáng sống cho cộng đồng dân cư của mình, thì đất nước chúng ta sẽ trở thành nơi đáng sống hơn.

Như tôi vừa nói, đừng nghĩ duy nhất chỉ là vấn đề tiền. Tiền không phải duy nhất, người dân còn nhu cầu khác, còn tương lai con cháu. Đáng sống là ở nghĩa này.

Chứ cứ như bây giờ, tài sản của tôi bị xâm phạm, quyền lợi bị xâm hại, khi kiện tụng thì kéo dài 3-5 năm, phán xử không công bằng, có dấu hiệu dùng tiền chi phối công lý, thì người ta không thể nào vui vẻ, không thể nào chấp nhận được.

Tốt nhất, theo tôi, mỗi địa phương đều cần cố gắng, có trách nhiệm với người dân địa phương thì sẽ không còn cảnh phụ nữ Việt phải lấy chồng ngoại quốc để có viễn cảnh tốt hơn. TP. Hồ Chí Minh là địa phương riêng rẽ nhưng không nên là hiện tượng riêng lẻ, mà đó phải là trách nhiệm chung của tất cả những người lãnh đạo của 63 tỉnh thành.

Nguyễn Hoài (thực hiện)

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !