Vì sao chúng ta cần dạy con phải tử tế và yêu thương chính mình?
Sau đây là những cách mà bạn có thể giúp con mình phát triển kỹ năng sống quan trọng này.
Dạy trẻ về sự thật của đời sống
Nhiều đứa trẻ đã được nuôi dưỡng ý nghĩ rằng đời sống lý tưởng có nghĩa là tuyệt vời hơn thực tại đang diễn ra. Nhưng thực tế lại khó có được trạng thái thỏa mãn hoàn toàn. Chúng ta thường diễn dịch khổ đau ngay cả nỗi khổ của sự già nua và bệnh tật, coi đó như một sự thất bại. Cũng phi lý khi cho rằng đau khổ là một sự thất bại, và chính điều này cho chúng ta ảo giác là trẻ có thể hoàn toàn tránh được.
Cần phải dạy trẻ yêu thương chính mình. Ảnh: Minh họa |
Hãy dạy cho cho con hiểu biết chính xác rằng cuộc đời luôn luôn bao gồm cả điều tốt đẹp cao thượng và những gì thấp hèn xấu xí. Chúng ta dạy trẻ tôn vinh điều tốt nhưng cũng phải dạy trẻ đón nhận cả điều xấu ngoài ý muốn.
Hãy từ bi với những bài học của chính mình
Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm chìa khóa để có đời sống hạnh phúc và thành công, phát triển khả năng đứng dậy bước tiếp và sống tốt ngay cả khi gặp những khó khăn trở ngại trên đường đời. Và chìa khóa của sự chịu đựng chính là khả năng tự thương mình.
Cha mẹ có thể nói với trẻ các bước của việc phát triển lòng yêu thương với chính mình bằng cách dạy chúng ý thức được các trạng thái tình cảm và những phản ứng. Hãy nói với trẻ về các dạng cảm xúc, giúp chúng nhận diện và gọi tên từng loại cảm xúc gắn với những sự kiện và kinh nghiệm sống mà các em đã trải qua.
Điều này cần đến việc lắng nghe một cách đầy cảm thông và giúp con trẻ gọi tên những dạng thức tình cảm nảy sinh như: "nó làm con khó chịu lắm phải không?" “Có phải điều đó đã làm cho con nổi giận không?" Và bày tỏ sự cảm thông như: "Thật khó chịu con nhỉ" hay "Thật kinh khủng".
Hãy nói với con: "Cảm thấy bức bối và thất vọng khi không đạt được điều mình mong ước là thường thôi." Hay: "là con người thì đôi khi cũng có ghen tỵ"
Cuối cùng, cha mẹ có thể thảo luận về những hành động giúp làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu ngay (ôm hôn, đi dạo, ném gối) và trong lâu dài, dạy trẻ về tính kiên nhẫn, khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc. Công việc quan trọng nhất mà cha mẹ làm là khiến cho trẻ cảm thấy xứng đáng một cách căn bản, không kể đến những thành tích hay thất bại của trẻ.
"Là cha mẹ, bạn muốn chấp nhận con mình như con mình vốn có. Để làm được điều này, bạn có thể phê bình hành động hay hành vi của trẻ, nhưng đừng chụp mũ kết luận như vậy là trẻ hư, tồi hay dốt, vv. Điều này sẽ chuyển thông điệp đến trẻ, làm cho trẻ biết rằng hành động như vậy là sai trái chứ không phải bản chất trẻ là sai trái. Tránh cho trẻ sự lẫn lộn giữa hành động và nhân cách, và trẻ sẽ cảm nhận được sự tự trọng.
Tạo dựng tương lai hơn là phạt đền quá khứ
Cách mà cha mẹ phản ứng với những thành công và thất bại của trẻ ảnh hưởng lên hình tượng bên trong mà đứa trẻ phát triển cho chính mình. Một nhà tâm lý học cho biết: "trẻ con bắt đầu lập lại/ chơi lại những gì chúng đã ghi nhận.”
Xử phạt quá đáng như đánh roi/gậy vào mông hay giam, nhốt đến sáu tháng có nghĩa là chúng ta đang dạy trẻ con rằng cần phải đối xử tệ bạc, khắt khe với bản thân nếu chúng đã làm điều gì sai trái. Trẻ con bị cư xử như vậy thì lớn lên và trở thành những người thích tự chỉ trích. Điều đó bào mòn nhựa sống và mức độ của hứng khởi, như vậy sẽ làm giảm giá trị của cuộc sống của chúng.
Nếu một đứa trẻ làm tổn thương tình cảm của bạn nó, nó cần phải cảm thấy tệ về điều đó. Giúp trẻ tự phản chiếu lại cái đau của người khác và suy nghĩ làm sao để trong tương lai không lặp lại cách cư xử như vậy nữa. Thay vì bắt trẻ trừng phạt chính mình thì nên dạy trẻ xin lỗi bạn và sửa chữa những sai lầm.
Cha mẹ hãy làm gương cho con
Cha mẹ hãy là hình mẫu yêu thương bản thân đừng bao giờ là hình mẫu tự chỉ trích bản thân bởi vì trẻ con quan sát cha mẹ để tìm đường hướng ứng xử trong cuộc đời. Khi những đứa trẻ thấy cha mẹ chúng tự trừng phạt bản thân, thông điệp đó mạnh mẽ hơn bất cứ bài giảng nào.
Không như nhiều người vẫn sai lầm nghĩ yêu thương bản thân sẽ khiến trở nên lười biếng, vô dụng và ích kỷ. Mà ngược lại, những người có lòng tử tế, yêu thương bản thân mình thường dễ có cuộc sống cân bằng hơn, làm việc siêng năng hơn và có những giá trị sống cao hơn những người luôn tự dằn vặt về lỗi lầm của mình.
Khi trẻ em học cách tự thương chính mình thì chúng cũng biết điều độ và tự chăm sóc bản thân. Điều này đem lại cho chúng thành công và hạnh phúc. Thương bản thân giúp con người có thêm động lực, sống trong trạng thái tích cực sẽ tương tác tốt với xã hội.