Vì sao chim không có răng?

Theo các nhà khoa học, tổ tiên của tất cả loài chim ngày nay đã từng có răng. Nhưng trong quá trình tiến hóa, răng đã biến mất để phù hợp hơn với hoạt động của chúng.
Vì sao chim không có răng? - ảnh 1

Ảnh minh họa

Chim là loài động vật có xương sống, cũng giống như một số loài động vật có vú, hay cá voi tấm sừng và rùa đều không có răng. Tuy nhiên, lý do gây ra hiện tượng này ở tất cả trường hợp là không giống nhau. Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tổ tiên của chim có răng trắng như ngọc trai cách đây từ 116 triệu năm.

Mặc dù có những mảnh hóa thạch của các loài chim cổ đại, các nhà khoa học vẫn nghiên cứu gen của những loài hiện đại để xác minh răng của chim thay đổi theo thời gian như thế nào.

Giáo sư sinh học Mark Springer, đại học California công bố rằng các mẫu DNA là một công cụ hiệu quả trong việc mở khóa cánh cửa bí mật về lịch sử tiến hóa răng.

Vào năm 1861, hóa thạch chim thủy tổ ở Đức cho thấy nguồn gốc của chim xuất phát từ một loài bò sát có răng. Chim đã phát triển từ khủng long chân thú, khủng long bạo chúa. Chúng đều là loài động vật có một mồm toàn răng sắc nhọn.

Vì sao chim không có răng? - ảnh 2

Hóa thạch của chim thủy tổ ở Đức

Những loài chim hiện đại đều không có răng, có mỏ cong và đường tiêu hóa khỏe mạnh giúp chúng nghiền và tiêu hóa thức ăn.

Nhưng chưa một ai biết đích xác điều gì đã xảy ra trong quá trình tiến hóa răng của loài động vật này. Giáo sư Springer nói: “Lịch sử về việc răng của tổ tiên chim biến mất vẫn là điều bí ẩn trong suốt hơn 150 năm qua”.

Để khám phá ra điều này các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu gen ở động vật có xương sống. Họ phát hiện ra rằng răng hình thành từ 6 gen quan trọng quy định men răng và ngà răng.

Họ đã tìm kiếm đột biến dẫn đến việc ngừng hoạt động của 6 gen này trong tất cả 48 loài chim khác nhau. Kết quả là sự đột biến của ngà và men răng được tìm thấy ở một số loài chứng tỏ tổ tiên của chim đã mất khả năng để hình thành răng.

Giáo sư Springer chia sẻ: “Sự hiện diện của một số đột biến men răng dẫn đến việc ngừng hoạt động được thấy ở tất cả 48 loài, xảy ra cách đây khoảng 116 triệu năm”.

Nghiên cứu cũng tìm ra đột biến gen tương tự trong ngà và men răng ở một số loài động vật có xương sống khác. Chúng cũng không có răng và men như rùa, tê tê, lợn đất.

Như vậy, có thể nói tổ tiên chim đã từng có răng nhưng sau đó đã biến mất, có thể cho đó là sự tiến hóa để phù hợp với chế độ ăn đặc biệt. Ở chim hiện nay, mề sau đã thay thế vai trò của bộ răng.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ Live Science, một tờ tin tức khoa học trực tuyến ra đời năm 2004. Live Science chuyên tin tức về đột phá khoa học, các dự án nghiên cứu và sự kiện kỳ lạ từ khắp nơi trên thế giới. 

Thanh Nga (lược dịch)

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !