Về làng Mai Động xem đô vật... nhí
Theo truyền thống vào sáng ngày mùng 4 Tết khi nghe thấy tiếng trống đình thúc giục, tiếng hát quan họ gọi mời, nhân dân sẽ tập trung đông đủ tại sân đình đi rước Thánh kiệu từ Nghè về đình (mời Thánh về đình dự hội làng). |
Sau khi rước kiệu về sẽ khai mạc lễ hội đầu xuân và tổ chức dâng hương lễ Thánh. |
Từ chiều mùng 4 tết tại sân đình, ban tổ chức sẽ tổ chức giải đấu vật dân tộc truyền thống, ngay sau đó các cháu thiếu nhi sẽ đấu giải lèo (giải nghiệp dư) dành cho các đô vật muốn giao lưu. |
Sau đó các đô vật từ nhiều nơi đến đấu vật chọn các giải ba, chiều mùng 5 sẽ đấu vật chọn các giải nhì và mùng 6 tết sẽ tranh giải Nhất |
Những cuộc so tài của các đô vật nhí sẽ được diễn ra xen kẽ với các trận đấu chính thức. |
Một đòn đánh truyền thống được đô vật nhí thi triển. |
Những đòn đánh của các đô vật nhí luôn nhận được tiếng cười ngoài những tràng vỗ tay của khán giả. |
Sự tiếc nuối của một đô vật nhí. |
Kết quả của các trận đấu này không quan trọng mà hầu hết chỉ mang lại tiếng cười. |
Tuy nhiên, ngay sau những trận đấu đó, khán giả sẽ được chứng kiến những cuộc so tài nảy lửa của các đô vật hàng đầu của miền Bắc. |
Theo thần phả hiện còn lưu giữ ở đình, do Hàn lâm viện học sĩ Nguyễn Bính viết năm 1572, làng Mai Động (quận Hoàng Mai) là vùng đất của "ông Tổ lò vật" Đại vương thượng đẳng thần Tam Trinh. Năm 18 tuổi, Tam Trinh đã huấn luyện 5.000 người và thành lập đội vật Mai Động tham gia đánh đuổi giặc Tô Định. |
Ngày nay, vật dân tộc truyền thống Mai Động không chỉ là một trò chơi, môn thể thao, mà còn là một môn võ dân tộc và là nét đẹp trong lễ hội dân gian của dân tộc ta, qua đó góp phần phát huy tinh thần thượng võ cũng như tinh thần đoàn kết dân tộc. |