Ung thư miệng

Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng là loại u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư miệng là một trong sáu loại ung thư thường gặp nhất.

Ung thư miệng

Càng ngày người ta thấy tỷ lệ ung thư miệng trong cộng đồng càng tăng dần lên, đặc biệt với người trẻ. Ở châu Á, ung thư miệng chiếm đến 40% ung thư nói chung. Trên thế giới hàng năm, người ta ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc ung thư mới và có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư miệng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ung thư miệng đến nay chưa rõ, nhưng chắc chắn người ta đã xác định được các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư miệng đó là: Sử dụng thuốc lá ở các dạng khác nhau (có kèm theo hoặc không kèm theo uống rượu) như hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc, nhai trầu thuốc. Những người dùng thuốc lá có kèm uống rượu thì nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn lên rất nhiều; Nghiện rượu nặng; Nhiễm virus HPV (Human Papiloma Virus); Các tổn thương tiền ung thư khác của khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài...

Như vậy, có thể nói bệnh ung thư miệng là bệnh có thể phòng tránh được bằng cách loại trừ các nguy cơ này.

Ung thư miệng

Các dấu hiệu nghi ngờ và triệu chứng sớm

Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ.

Ung thư miệng nẩy sinh từ khoang miệng, có thể được phát hiện sớm bởi thầy thuốc và chính bản thân người bệnh. Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ. Ở thời kỳ này việc chẩn đoán xác định rất dễ dàng bằng cách cắt tổn thương nghi ngờ làm mô bệnh học dưới tác dụng gây tê tại chỗ. Ung thư miệng có thể có các biểu hiện: Loét bờ gồ, có hoại tử trung tâm vết loét; Các ổ loét ở các đường nứt sâu trên lưỡi; Các loét nham nhở ở niêm mạc miệng, dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ; Các mảng cứng ở miệng; Các quá sản lợi khu trú ở một răng hay một nhóm răng.

Để giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm ung thư miệng, khi có các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến khám các cơ sở chuyên khoa phẫu thuật miệng hàm mặt: Bất cứ vết loét nào tồn tại trong miệng trên 2 tuần; Bất cứ chảy máu nào trong miệng không giải thích được; Sờ thấy bất cứ mảng cứng nào trong miệng; Bất cứ mảng trắng nào trong miệng; Bất cứ mảng đỏ hay đỏ trắng nào trong miệng; Hàm giả đang sử dụng bình thường tự nhiên không đeo được hoặc lắp không khít; Đau, khó vận động lưỡi; Đau xương hàm; Đau khi nuốt; Đau khi ăn nhai; Đau họng.

Khi có các dấu hiệu trên, cần đến ngay cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ làm các quy trình sau để khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân: Khám đánh giá tổn thương; Gây tê tại chỗ, cắt tổn thương để làm mô bệnh học; Một số trường hợp nếu tổn thương nghi ngờ lan rộng hoặc ở sâu, để giúp cho chẩn đoán và điều trị, thầy thuốc có thể chỉ định cho làm thêm các thăm dò khác như chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp PET scan... tùy theo sự đánh giá tổn thương khi thăm khám.

Ðiều trị ung thư miệng

Ung thư miệng

Điều trị ung thư miệng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và điều trị hóa chất. Với các ung thư miệng đến sớm, việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u có kết quả rất khả quan. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên đến 85%.

Tùy theo tiến triển của u, có thể áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau: Cắt bỏ u đơn thuần; Cắt u và nạo vét hạch cổ; Cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo.

Xạ trị có thể được sử dụng phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị, tuy nhiên nó cũng có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, sâu răng, loét, chảy máu khoang miệng, hoại tử xương hàm...

Hóa trị liệu có thể dùng phối hợp với xạ trị trong một số trường hợp để làm tăng tác dụng của xạ trị. Hóa trị thường gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc.

Theo dõi sau điều trị

Bệnh nhân sau điều trị ung thư cần được theo dõi chặt chẽ theo lịch trình sau: Một năm đầu bệnh nhân cần được khám lại mỗi tháng 1 lần; Năm thứ 2 cần khám lại 2 tháng một lần; Các năm sau khám lại sau mỗi 6 tháng.

Mục đích của việc khám định kỳ là để điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, bệnh quanh răng, cải thiện chất lượng cuộc sống và đặc biệt để phát hiện xử trí tái phát hoặc các ổ ung thư mới nếu có.

Phòng bệnh

Để phòng ngừa ung thư miệng cần áp dụng các biện pháp sau: Bỏ thuốc lá để tránh cho các tế bào khoang miệng tiếp xúc hóa chất gây ung thư; Không uống rượu quá mức; Tăng cường ăn các loại rau quả giàu vitamin, đặc biệt là cà rốt; Riêng với ung thư môi, để phòng ngừa nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và nên dùng kem bảo vệ môi khi ra nắng; Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần ở các cơ sở chuyên khoa.

Theo SK&ĐS

Theo SK&ĐS

Mất cả bố lẫn mẹ trong một đêm, cậu bé được bác dâu yêu thương hết lòng

Cậu bé mồ côi lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại và hai bác, chưa từng thấy mặc cảm.

Sinh 8 con gái bị gièm pha, vợ chồng nhận 'lộc trời thương' tuổi xế chiều

Câu chuyện về gia đình ông Thương bà Xuân (quê ở thôn An Lạc, Triệu Long, Quảng Trị), đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Gia đình ở Nghệ An có 8 con gái xinh đẹp, cùng nhau theo ngành y, dược

Các chị em gái của Thu Huyền (Nghệ An) đều giỏi giang, năng động. Cô nào cũng có sự nghiệp ổn định, gia đình êm ấm.

Kiều Trinh: Từ 'nữ hoàng cảnh nóng', bị lừa trắng tay đến mẹ đơn thân hạnh phúc

''Sự mạnh mẽ có thể là lý do khiến các mối quan hệ của tôi tan vỡ. Tôi thiếu đi sự dịu dàng và yếu đuối mà nhiều đàn ông mong muốn ở người phụ nữ", Kiều Trinh chia sẻ.

Vợ chồng ở Nghệ An sinh 15 con: Cơ ngơi đáng nể, mở mái ấm giúp trăm người

Dù sinh đến 15 người con, nhưng vợ chồng ông Hoàng Văn Thịnh vẫn dư dả tài chính để chăm lo. Không chỉ nuôi con, ông còn mở 3 mái ấm cưu mang bệnh nhân tâm thần, trẻ mồ côi…

Người cha kể lại khoảnh khắc nữ điều dưỡng ở Hải Phòng cấp cứu con bị sặc sữa

"Điều dưỡng Thảo đã tái sinh con trai tôi một lần nữa. Chị đã giữ lại sinh mạng cháu khi con ngưng thở do sặc sữa", anh T., bố cháu bé sơ sinh ở Hải Phòng, chia sẻ.

Niềm hạnh phúc của cụ ông 93 tuổi trong căn nhà siêu nhỏ hình tam giác ở TPHCM

Dù chân yếu, tay run, cụ ông 93 tuổi ở TPHCM vẫn quyết định sống một mình trong căn nhà hình tam giác bé tẹo, chật chội.

Cụ bà 99 tuổi đến thăm em gái 90, cuộc trò chuyện qua cánh cổng gây xúc động

Hình ảnh hai chị em ở tuổi “gần đất xa trời” vẫn yêu thương, quấn quýt nhau khiến nhiều người cảm động.

3 lần ly hôn bất thành vì có bầu, người phụ nữ không ngờ nhận quả ngọt

Cảm thấy không còn tình cảm với chồng, người vợ quyết định ly hôn. Thế nhưng lần nào trong thời gian chờ hòa giải, người vợ cũng mang bầu.

Đang cập nhật dữ liệu !