Ứng dụng KHCN trong phân tích dữ liệu và dự báo nguy cơ COVID-19
Sáng ngày 14/4, Nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin (Nhóm) do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu của Nhóm.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, trực tiếp là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, từ đầu tháng 3, cùng với việc thực hiện truy vết các ca F0 để xác định các đối tượng F1, F2, F3 phục vụ mục tiêu cách ly, khoanh vùng, dập dịch, Nhóm đã bắt tay xây dựng dữ liệu, phân tích dữ liệu và mô hình dự báo nguy cơ theo từng tỉnh, thành phố.
Đây là kết quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong đó có công nghệ thông tin để giải quyết bài toán xây dựng dữ liệu, phân tích dữ liệu và mô hình dự báo nguy cơ theo từng thành phố.
Theo ông Nguyễn Thế Trung, Phó trưởng Nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin, kết quả có được là của đôi ngũ chuyên gia người Việt trên toàn thế giới sau nhiều đêm “cày cuốc” và đã được Ban chỉ đạo tham khảo để ra quyết định quan trọng.
Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ thầm lặng của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT như Viettel, VNPT, Microsoft.
Mức độ nguy cơ được xác định bởi nhiều chỉ số, trong đó có các chỉ số về năng lực phản ứng của từng địa phương. Dự báo này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, điều kiện, tình hình các địa phương khác nhau, nên cần có các yêu cầu, giải pháp khác nhau nhằm mục tiêu kép vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội. Các địa phương được phân theo 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.
Các chuyên gia tập trung rà soát nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng “cách ly xã hội” như quy định tại Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thêm một thời gian.
Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện “nới lỏng”. Đặc biệt, Nhóm cũng thảo luận những biện pháp cần thống nhất áp dụng trên quy mô cả nước (cho cả 3 nhóm) để Ban Chỉ đạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 15/4.
Theo đó, các biện pháp cần tiếp tục áp dụng trên quy mô cả nước bao gồm: Yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí… Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền thì những người tham gia phải được giám sát y tế theo quy định riêng.
Ngoài các biện pháp quy định chung, người đứng đầu chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu kép.
Mức độ nguy cơ của từng địa phương thay đổi theo tình hình, dữ liệu được cập nhật hàng ngày và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ứng phó của từng địa phương đặc biệt là năng lực đảm bảo việc thực hiện các quy định chung (như việc không đeo khẩu trang, tụ tập đông người...); sẵn sàng truy vết, khoanh vùng khi có ca lây nhiễm; thăm khám bệnh tại nhà của hệ thống y tế đối với nhóm người cao tuổi, có bệnh nền...
Ông Nguyễn Thế Trung, Phó trưởng Nhóm cho biết: “Khi nhận các đầu bài của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, anh em rất hào hứng, nhưng khi triển khai thấy thực sự đó đều là những bài toàn rất khó. Với bài toán dự báo nguy cơ theo địa phương, từ gần 2 tháng trước Phó Thủ tướng đã nói vui là sẽ phải ‘trường kỳ kháng chiến’. Nếu dịch ngắn thì cả nước xung trận, đánh xong về cày ruộng. Nhưng nếu dịch kéo dài thì phải ‘tay cày, tay súng’ và các địa phương sẽ có “tiền tuyến, hậu phương”.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đề nghị các địa phương cần sớm phân công đầu mối (cán bộ thuộc sở y tế) để cập nhật dữ liệu và sẵn sàng thực hiện truy vết khi xuất hiện ca bệnh trên địa bàn, Nhóm sẽ thực hiện kết nối, hướng dẫn, tập huấn để hình thành mạng lưới phản ứng đều khắp trên cả nước. Khi dữ liệu được cập nhật các tỉnh thành phố có thể phân mức độ nguy cơ tới quy mô quận, huyện và ngày càng nhỏ để có các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp, linh hoạt, hiệu quả hơn.
Cũng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ ngày 08/03 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng và các đơn vị CNTT khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất từ sáng 10/3 người dân trên toàn quốc có thể khai báo sức khỏe.
Thực tế, trong hai ngày 9/3 và 10/3, đã có nhiều người dân tìm kiếm ứng dụng để thực hiện khai báo sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa tìm đúng được ứng dụng hỗ trợ khai báo thông tin y tế giúp phòng chống dịch Covid-19.
Ngày 9/3/2020, Bộ TT&TT và Bộ Y tế ra mắt ứng dụng NCOVI dành cho người dân Việt Nam. Để thực hiện việc khai báo y tế tự nguyện, đầu tiên người dùng cần tải về và cài đặt ứng dụng NCOVI. Đây là ứng dụng toàn dân chung tay đẩy lùi dịch Covid19 ở Việt Nam. Ứng dụng cho phép người dân khai báo thông tin sức khỏe hiện tại để có thể được hỗ trợ nhanh nhất từ cơ quan y tế.
Bên cạnh đó, sử dụng ứng dụng NCOVI, người dân còn được cập nhật thời gian thực tình trạng dịch bệnh khu vực xung quanh mình sinh sống hoặc những khu vực đang có dịch để chủ động tránh những địa điểm không an toàn. Trên ứng dụng này, người dân cũng có thể xem các thống kê, thông tin về dịch bệnh được cập nhật liên tục, các hướng dẫn cách phòng trách bệnh dịch hiệu quả và an toàn từ các chuyên gia y tế.
Trước đó, tại lễ ra mắt ứng dụng NCOVI vào chiều 9/3/2020, Bộ Y tế và Bộ TT&TT khuyến nghị toàn dân sử dụng ứng dụng này để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng NCOVI gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.
Theo hướng dẫn của nhóm phát triển ứng dụng, người dân cung cấp các thông tin cá nhân và tình hình sức khỏe của bản thân trong mục “Khai báo sức khỏe toàn dân” ở màn hình chính cùa ứng dụng NCOVI. Người dân cũng cần thường xuyên cập nhật tình hình dữ liệu ở màn hình “Theo dõi sức khỏe”.
Trong phát biểu tại sự kiện, kêu gọi toàn dân khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, việc người dân chủ động cung cấp thông tin y tế, sức khỏe, tương tác hai chiều với cơ quan y tế qua ứng dụng NCOVI là một trong những biểu hiện rất cụ thể của tinh thần “toàn dân chống dịch”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra 2 điểm khác biệt quan trọng của ứng dụng NCOVI so với nhiều ứng dụng tương tự đã được phát triển. Cụ thể, theo Phó Thủ tướng, trước đây chúng ta đã nhiều ứng dụng y tế, sức khỏe nhưng các thông tin, chỉ dẫn trên đó không có tính ràng buộc về giá trị. Còn với ứng dụng NCOVI, các thông tin chỉ dẫn là chính thức, kể cả bản đồ vùng dịch, tình hình dịch lẫn các chỉ dẫn trong các tình huống...
Mặt khác, ứng dụng NCOVI cũng khắc phục tình trạng thông tin sức khỏe của người dùng trên các ứng dụng tương tự trước đây không được chuyển giao cho cơ quan y tế để sử dụng, thậm chí thông tin cá nhân bị sử dụng vào mục đích khác. Là ứng dụng chính thức nên tất cả những thông tin do người dân cung cấp qua NCOVI đều được nhà nước quản lý chặt chẽ, chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khỏe và chống dịch, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư của người dân.
AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ
AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.
VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI
VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI.
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam
Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.
Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường
Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.
Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.
Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng
Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.
Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước
Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.
Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam
Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.
KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.