Từ rất lâu, quốc tế đã không thừa nhận Trường Sa, Hoàng Sa của Trung Quốc

Theo nghiên cứu của Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, nhiều chứng cứ cho thấy ngay từ thế chiến thứ hai, quốc tế đã không thừa nhận việc Trung Quốc có chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ II còn đang tiếp diễn, ngày 27/11/1943 tại Hội nghị Cairo (Ai Cập), ba cường quốc đồng minh đại diện bởi Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ký Tuyên cáo Cairo, theo đó: “Phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các hải đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và trả lại Trung Hoa Dân quốc tất cả các lãnh thổ đã bị Nhật Bản cướp của Trung Hoa, như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, và trục xuất Nhật Bản khỏi tất cả các lãnh thổ khác mà Nhật chiếm được bằng vũ lực”.

Như vậy, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không hề được đề cập đến trong điều ước quốc tế quan trọng này. Điều đáng lưu ý, Trung Quốc là một bên tham gia bản Tuyên cáo và đích thân Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã có mặt tại các cuộc hội đàm kéo dài nhiều ngày ở Hội nghị Cairo nhưng không hề có sự đề cập đến việc chuyển giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Từ rất lâu, quốc tế đã không thừa nhận Trường Sa, Hoàng Sa của Trung Quốc - ảnh 1

Ảnh: Internet

Tuyên cáo Cairo ngày 27/11/1943 cũng đã được đại diện Liên Xô tán thành tại Hội nghị Teheran ngày 30/11/1943 giữa Tổng thống Roosevelt, Thủ tướng Churchill và Nguyên soái Stalin. Trong phiên Hội nghị này, Stalin cho biết ông đã đọc Tuyên cáo Cairo với đầy đủ nội dung của nó và cho rằng việc giao hoàn Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ cho Trung Quốc là hợp lý. Tuy nhiên, Stalin cũng không hề đề cập đến việc đến chuyển giao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc .

Tại Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị Nhật Bản chiếm cứ bằng vũ lực khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ II. Năm 1938, Nhật Bản chiếm 3 đảo tại Hoàng Sa là Phú Lâm, Lincoln và Hữu Nhật (Robert). Năm 1939, Nhật Bản ngang ngược công bố chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và đổi tên Hoàng Sa thành Hirata Gunto, Trường Sa thành Shinnan Gunto.

Sau khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh, tháng 7/1945, các nước Mỹ, Anh và Liên Xô tổ chức Hội nghị Potsdam (tại Đức) để thảo luận về những biện pháp chế tài áp dụng cho nước Đức và về tương lai chính trị của các nước Đông Âu và Trung Âu sau Thế chiến thứ II.

Hội nghị diễn ra từ ngày 16/7/1945 đến ngày 2/8/1945. Tại Hội nghị này, hai văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đã được ký kết gồm: Hiệp định Potsdam ngày 2/8/1945 được ký bởi đại diện của 3 cường quốc phe đồng minh là Liên Xô, Anh, Mỹ, cùng với bản Tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945 được ký bởi Winston Churchill, Harry Truman và Tưởng Giới Thạch.

Bản Tuyên bố Potsdam đã yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và gián tiếp ấn định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản tại Thái Bình Dương. Để giải giáp quân đội Nhật, phe đồng minh quyết định chia Việt Nam thành hai khu vực, lấy vĩ tuyến 16 làm mốc, trong đó: quân đội Trung Hoa Dân quốc có nghĩa vụ giải giáp và hồi hương quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 Bắc, còn quân đội Anh được ủy nhiệm giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 vào Nam.

Theo quyết định của Hội nghị Potsdam , Trung Quốc có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (tọa lạc từ  vĩ tuyến 16, như nhóm Lưỡi Liềm (Crescent Group) phía Tây Nam tại vĩ độ 16°30 và Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) phía Đông Bắc tại vĩ độ 16°50); còn quân đội Anh có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 vào Nam, bao gồm cả tại quần đảo Trường Sa.

Cần lưu ý rằng, việc giải giáp quân sự theo pháp luật quốc tế không thể là sự tiếp thu hay chiếm hữu lãnh thổ. Vì vậy, hiển nhiên cả Anh và Trung Quốc đều không thể có chủ quyền lãnh thổ tại Trường Sa và Hoàng Sa thông qua hành vi giải giáp quân sự được các nước đồng minh ủy quyền. 

Sự kiện này càng chứng tỏ rằng, khác với Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, các nước đồng minh không thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và như vậy đã gián tiếp khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 14/10/1950, chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 8/9/1951, sáu năm sau khi thành lập Liên Hợp Quốc (tháng 6 năm 1945), 48 quốc gia đồng minh lại nhóm họp tại San Fransisco để ký Hiệp ước San Fransisco nổi tiếng với Nhật Bản, nhằm chấm dứt tình trạng chiến tranh, phục hồi và tái thiết Nhật Bản, vãn hồi hòa bình thế giới trong tinh thần hòa giải, hợp tác và hữu nghị theo mục đích và tôn chỉ của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

 Theo Điều 2 của Hiệp ước, Nhật Bản khước từ chủ quyền tại đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ và một số lãnh thổ trong đó có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Khi Nhật Bản tuyên bố khước từ chủ quyền lãnh thổ về Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco năm 1951, các quốc gia tham dự Hội nghị đã phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.

Ngày 5/9/1951, trong phiên họp toàn thể, theo đề nghị của đại diện Liên Xô (Ngoại trưởng Andrei Gromyko), một tu chính án đã được đưa ra yêu cầu hội nghị trao một loạt lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) cho Trung Quốc. Nhưng tu chính án này đã bị hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận (Ba Lan, Tiệp Khắc và Liên Xô) và 1 phiếu trắng .

Ngày 7/9/1951, trong phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Hội nghị San Fransisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái đoàn Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam: “…để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Tuyên bố đó không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị (kể cả Liên Xô).

Như vậy, sự công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trước 50 quốc gia hội viên thành lập Liên Hợp Quốc tại Hội nghị San Francisco năm 1951 chứng tỏ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Việc hơn 90% quốc gia đồng minh hội viên Liên Hợp Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị pháp lý quốc tế bắt buộc .

Ba năm sau hội nghị San Francisco năm 1951, hội nghị Geneva năm 1954 với sự tham dự của 9 quốc gia, gồm cả 5 cường quốc: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc, đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hiệp định Genevơ ký ngày 21/7/1954.

Và khi trở lại Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong vùng chiếm đóng của mình, nhà cầm quyền Pháp đã phái chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa, xây dựng lại trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa và chống lại các hành động lấn chiếm của Trung Quốc.

Bình Minh

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !