Tự hào chiêm ngưỡng đá chủ quyền Trường Sa
Tự hào chiêm ngưỡng đá chủ quyền Trường Sa
Từng hòn đá đều được khắc kinh độ, vĩ độ từng đảo khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Những hòn đá này được trưng bày tại bảo tàng Bắc Ninh. |
Trường Sa Đông là một phần của dải san hô London thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo nằm ở vị trí 8°55' Bắc, 112°21' Đông. |
Sự kiện thu hút sự quan tâm của người dân. |
Nhiều em nhỏ cũng háo hức tới xem để thêm hiểu về lịch sử vẻ vang của đất nước. |
Đảo Cô Lin là một phần của Cồn Union thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo nằm ở vị trí 9°450' Bắc, 114°138' Đông. |
Đảo Đá Đông là đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Nó nằm ở vị trí 8°54'5" Bắc, 112°49'28" Đông. |
Đảo Núi Le là đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo nằm ở vị trí 8°45' Bắc, 114°11' Đông. |
Đảo Tốc Tan là đảo chìm ở quần đảo Trường Sa. Đảo nằm ở vị trí 8°50'59" Bắc 113°59'59" Đông. |
Đảo Song Tử Tây nằm tại tọa độ 11o26' vĩ Bắc, 114o20' kinh Đông, thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Đảo rộng 12 hec ta, là đảo lớn thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa. |
Đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam sỡ hữu, hòn đảo nằm ở vị trí 8°10' Bắc, 113°18' Đông. |
Đảo Sinh Tồn Đông là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, tại tọa độ 9o52’30’’độ vĩ Bắc, 114o34’45’’ độ kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam gần 300 hải lý. Đảo dài 200 m, rộng 40 m, nằm trên nền san hô ngập nước kéo dài từ chân đảo ra khoảng 400 m. Đảo thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. |
Những bức ảnh lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra thăm các đảo và hình ảnh hải quân Nhân dân Việt Nam cũng được trưng bày. |
Lê hiếu