Từ cậu bé nghiện cà phê đến ông chủ hãng cà phê Arabica danh tiếng

Đắm đuối với cây cà phê Arabica được trồng tại Sơn La, doanh nhân gốc Kinh Bắc, ông Đặng Văn Thịnh đã dành trọn tâm huyết cho cây cà phê Sơn La, đánh thức “người đẹp” ngủ quên gần trăm năm ở núi rừng Tây Bắc.

“Sơn La cũng có cà phê à?”

Nói đến cà phê, đa phần người dân Việt sẽ nhắc tới Tây Nguyên, nơi được coi là thủ phủ của cây cà phê Việt Nam. Nhưng số đông người Việt đều không biết rằng Tây Nguyên trồng chủ yếu là cây cà phê Robusta (cà phê vối), chứ không phải cà phê Arabica (cà phê chè).

Cây cà phê Arabica đòi hỏi một địa hình đặc thù với độ cao tối thiểu 800m, vì thế mà cà phê Arabica được coi là sự kết tinh tinh túy của núi rừng, hội tụ tinh hoa của thiên nhiên, của đất trời để cho ra hạt cà phê được xem là có chất lượng cao nhất so với những giống cây cà phê khác.

Do vậy tại Việt Nam chỉ có hai vùng đất phù hợp trồng cây cà phê Arabica là Sơn La và huyện Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), trong đó Sơn La được cho là nơi cung cấp sản lượng cà phê Arabica lớn nhất.

{keywords}
Sơn La là một trong những tỉnh ở Tây Bắc có vùng đất phù hợp với cây cà phê Arabica

Tuy nhiên, có đến 95% hạt cà phê Arabica thu hoạch đến đâu đều được các thương nhân thu mua và xuất khẩu, do vậy người dân trong nước càng ít có cơ hội biết đến. Ngay cả Sơn La, mặc dù từ những năm 1930 người Pháp đã trồng và biến nơi đây thành thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, nhưng phải đến vài năm gần đây thương hiệu cà phê Sơn La mới được nhiều người trong nước biết tới.

Sự trỗi dậy của cà phê Arabica Sơn La trong vài năm gần đây gắn liền với thương hiệu Cà phê Sơn La của Công ty TNHH Cà phê Sơn La do doanh nhân Đặng Văn Thịnh sáng lập.

Sinh năm 1968 tại Bắc Ninh, trong một gia đình có nghề truyền thống rang xay cà phê từ thời Pháp thuộc, cậu bé Đặng Văn Thịnh sớm có cơ duyên với cà phê và… “nghiện” uống cà phê từ nhỏ. Năm 1987, chàng thanh niên Đặng Văn Thịnh lần đầu đặt chân đến vùng đất Sơn La và không thể ngờ mình và mảnh đất này đã thuộc về nhau như một định mệnh.

{keywords}
Ông Đặng Văn Thịnh – Giám đốc Công ty TNHH Cà phê Sơn La

“Khi đặt chân đến Sơn La, tôi gặp cây cà phê và ngay lập tức mê cây cà phê nơi đây bởi tôi nhận ra nó có sự khác biệt so với những cây cà phê ở các nơi khác” – ông Đặng Văn Thịnh hồi tưởng lại.

Cà phê của Sơn La là thứ cà phê cao cấp, nhưng có thể do vị trí địa lý, hoặc do trước đây văn hóa cà phê của người Việt chưa phát triển nên chưa ai nhận biết ra sản phẩm rất quý này. Thậm chí, khi bén duyên với giống cây này, bản thân ông Thịnh cũng chưa làm được gì ngay mà chỉ cảm thấy tiếc nuối cho một loài cây quý.

Thời điểm đó, tỉnh Sơn La đã có chủ trương đầu tư tạo dựng ra các vùng trồng cà phê, nhưng chủ trương này lại thất bại khiến cây cà phê trở thành gánh nặng cho bà con. Sau năm 1990, nói đến cây cà phê, bà con nơi đây ai cũng sợ, Công ty Cà phê và Cây ăn quả Sơn La (một công ty của nhà nước) cũng giải thể từ đó.

3 năm đem cà phê đi biếu

Mãi đến năm 2014, ông Đặng Văn Thịnh đặt quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cà phê Sơn La, Công ty TNHH Cà phê Sơn La ra đời từ đó. Ông tự nhận quyết định của mình là “đánh liều” vì lúc đó hầu như chưa ai biết đến việc Sơn La cũng có cà phê.

Để xây dựng được thương hiệu Cà phê Sơn La cho đến ngày hôm nay, ông Thịnh cho biết bản thân ông đã phải lăn lộn vất vả rất nhiều trong việc tìm kiếm thị trường.

{keywords}
Ông Đặng Văn Thịnh bên quầy trưng bày sản phẩm tại trụ sở công ty, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Suốt 3 năm đầu kể từ ngày thành lập công ty, ông chỉ có mỗi việc đem cà phê đi khắp nơi chỉ để…. mời và biếu. 3 năm đó tiêu hao biết bao nhiêu công sức và tiền của của gia đình, bởi cứ nghe thông tin ở đâu có triển lãm, hội chợ là ông lại đăng ký tham gia, rồi lặn lội đến tận nơi chỉ để phát cà phê miễn phí cho khách thăm quan hội chợ.

“Ban đầu tôi rất buồn vì khi nhắc đến cà phê Sơn La không một ai biết đến, nhưng điều ngạc nhiên là mấy ông khách Tây lại biết đến sản phẩm của chúng tôi”- ông Thịnh nói.

Cho đến nay, Giám đốc Thịnh vẫn không quên hình ảnh khách thăm quan hội chợ mắt tròn mắt dẹt hỏi: “Sơn La cũng có cà phê à?”. Điều đó càng thôi thúc ông phải nỗ lực hơn để người ta biết rằng không chỉ Tây Nguyên mà Sơn La cũng có cà phê.

Ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp, ông Thịnh in dòng chữ “Cà phê Sơn La” lên bao bì sản phẩm như lời khẳng định về một sản phẩm quý của mảnh đất Sơn La. Bạn bè ông, những người am hiểu về marketing thì can ngăn vì cho rằng hai chữ “Sơn La” sẽ làm cản trở quá trình thương mại hóa sản phẩm.

“Bản thân tôi thấy đúng là khó thật, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm vì ngoài việc xây dựng thương hiệu cà phê của công ty, tôi còn muốn mọi người biết đến Sơn La là vùng đất của cà phê.”

Cho đến nay, Cà phê Sơn La ít nhiều cũng đã được biết đến khi sản phẩm được phân phối ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và còn đựơc xuất đi Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, châu Âu,…

{keywords}
Một số sản phẩm của công ty.

Cây cà phê của tỉnh Sơn La cũng đã phát triển rất tốt theo vùng quy hoạch, nhất là sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ công bố chỉ dẫn địa lý vào năm 2017.

Điều đặc biệt, Công ty TNHH Cà phê Sơn La của ông Đặng Văn Thịnh không có đất canh tác mà chỉ có mô hình hướng dẫn cho bà con nông dân.

“Chúng tôi đưa ra những mô hình cà phê và hướng nông dân có những nhận biết về sản phẩm cà phê thương mại và cà phê đặc sản. Cà phê nào cũng là cà phê nhưng họ cần phải biết rằng họ đang bán thứ cà phê rất giá trị với giá của cà phê không giá trị.”

{keywords}
Với công nghệ mới, hạt cà phê Arabica không còn được phơi khô tự nhiên như trước đây mà được sấy bằng lò sấy.

Theo ông, với phương thức rang xay truyền thống, nhiều người vẫn có khái niệm đưa hạt cà phê vào chảo rang, thấy “thơm thơm” là được. Nhưng rang thế nào để hạt cà phê thể hiện được hết bản chất và nói lên được tiếng nói của cà phê lại là việc không hề dễ. Đó vừa là bí quyết mà cũng là công nghệ rất cao, là tài sản trí tuệ.

Ông Thịnh từ chối tiết lộ bí quyết rang xay cà phê tạo nên hương vị Cà phê Sơn La hiện nay, nhưng ông cho biết một trong những thứ làm nên thương hiệu cà phê của ông là việc sở hữu những chiếc máy xay cà phê. Đó vốn là những chiếc máy xay cà phê bình thường trên thị trường nhưng được “chế” thêm một vài chi tiết để phục vụ cho riêng cà phê Sơn La. Sự khác biệt lớn đến mức những người mua máy xay từ ông Thịnh thường “bó tay” mỗi khi máy hỏng, và cũng không tìm được người sửa máy, ngoài ông Thịnh.

Ngoài ra, giống cây cà phê cũng là một bí quyết, đó không thể là giống cà phê lai tạo. Tuy sản lượng của cây cà phê “nguyên bản” này không cao nhưng giá trị lại tốt hơn nhiều. Theo ông Thịnh, người trồng cà phê luôn muốn có giống mới để tăng năng suất, nhưng rõ ràng nếu muốn tăng năng suất thì không thể có cà phê đặc sản.

Nguyễn Tuân

Từ thanh niên ham chơi thành thạc sĩ tài chính, ông chủ trung tâm dạy guitar lớn ở Hà Nội

Từ thanh niên ham chơi thành thạc sĩ tài chính, ông chủ trung tâm dạy guitar lớn ở Hà Nội

Học ngành tài chính nhưng chàng trai 9x Phạm Bá Thành lại chọn con đường âm nhạc để gắn bó. Hiện anh có 6 trung tâm dạy guitar với hơn 5.000 học viên, được đánh giá đông Top 1 ở Hà Nội và có xưởng sản xuất đàn guitar chất lượng cao.

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !