TTCP kiến nghị xử lý trách nhiệm lãnh đạo TP Hà Nội vì 7 dự án BT sai phạm

Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc thất thoát tiền tỷ trong những sai phạm của 7 dự BT đổi đất lấy hạ tầng của TP Hà Nội và yêu cầu xử lý trách nhiệm lãnh đạo Hà Nội. Yêu cầu CIENCO 5 nộp ngay vào ngân sách Nhà nước 1.428 tỷ đồng.

Sai phạm một số dự án BT giao thông trên địa bàn Hà Nội.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong quá trình thực hiện một số dự án theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

7 dự án BT trong chương trình đổi đất lấy hạ tầng của TP Hà Nội xuất hiện một loạt các sai phạm gây thất thoát vốn. Cụ thể tập trung vào các dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; Dự án Đầu tư xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài; Dự án Đầu tư xây dựng đường trục Nam tỉnh Hà Tây; Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương; Dự án Đầu tư xây dựng đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đoạn qua địa phận Hà Nội.

Chậm tiến độ, đội vốn "nghìn tỷ"

Theo đó, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những vi phạm của lãnh đạo TP Hà Nội trong các công tác đấu thầu khi có tới 14 trong số 15 dự án do TP chỉ định thầu.

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, các dự án BT đều chậm tiến độ, đội vốn do chủ đầu tư không đủ năng lực huy động vốn, bố trí vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án của Nhà đầu tư yếu kém không đảm bảo giải ngân theo tiến độ cam kết.

Một số nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án vẫn được thực hiện dự án BT. Cụ thể, Công ty Cổ phần Tasco với dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương.

Đặc biệt, việc phê duyệt sai dự toán đầu tư của TP dẫn đến tăng hàng chục tỷ đồng mỗi hợp đồng BT, ảnh hưởng đến việc tính tiền sử dụng các khu đất mang đổi cho các nhà đầu tư để thực hiện dự án.

Cụ thể, dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương đội vốn 19,5 tỷ đồng do việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án này không chính xác.

Dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An đội vốn 27,9 tỷ đồng. Trong đó sai phạm tương tự dự án Lê Đức Thọ - Xuân Phương nâng vốn thêm 12 tỷ, sai dự toán thiết kế bản vẽ thi công làm vốn dự án đội thêm 15,9 tỷ đồng.

Với những sai phạm tương tự, dự án nút giao thông Long Biên đội vốn thêm 38,5 tỷ đồng đầu tư. Ngoài ra, sai phạm công tác giải phóng mặt bằng làm dự án này đội thêm trên 12 tỷ đồng nữa. Tổng cộng, dự án nút giao thông Long Biên đội vốn khoảng 50,5 tỷ đồng.

Việc tính sai khối tượng tại một số hạng mục, áp dụng không đúng đơn giá và định mức làm tăng 14,4 tỷ đồng giá trị đầu tư dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, việc phê duyệt và tính chi phí lãi vay trong tổng vốn đầu tư của dự án BT đường trục phía Nam, tỉnh Hà Tây cũ là chưa có cơ sở, dẫn đến việc xác định giá trị tổng mức đầu tư của để ký hợp đồng dự án tăng sai thêm 920 tỷ.

Dự án nhà máy nước Yên Sở gặp một loạt sai phạm liên quan đến thực hiện dự án, tính toán chi phí đất.

Xử lý lãnh đạo TP sai phạm gây thất thoát ngân sách

Theo đó, Thanh tra Chính phủ yêu cầu xử lý trách nhiệm của lãnh đạo thành phố do có liên quan đến các sai phạm nói trên. Thanh tra còn kiến nghị xử lý Bộ Kế hoạch và Đầu tư do chậm cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đường Hà Nội - Hưng Yên.

Liên quan đến ngân sách Nhà nước, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) nộp ngay vào ngân sách Nhà nước 1.428 tỷ đồng dự án đường trục phía  Nam tỉnh Hà Tây cũ. Trong đó, 902 tỷ đồng chi phí lãi vay và 510 tỷ đồng tiền chênh lệch giữa tiền giá trị sử dụng đất và công trình BT.

Dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương cần tính thêm giá trị tiền sử dụng đất để nộp vào ngân sách nhà nước hơn 11,2 tỷ đồng do áp sai suất vốn đầu tư. Bên cạnh đó, dự án này còn 37 tỷ đồng tiền sử dụng đất tăng thêm cần rà soát xác định lại để khi thanh toán hợp đồng BT chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Đối với dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, các cá nhân liên quan sẽ bị xử lý trách nhiệm khi để thất thoát ngân sách Nhà nước 15 tỷ đồng lãi vay ngân hàng do chậm thanh toán.

Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu khi quyết toán dự án BT phải giảm trừ các khoản đội vốn.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ kiến nghị giảm trừ quyết toán 1,339 triệu USD (30 tỷ đồng) đối với phát sinh lãi vay sau ngày 8/11/2012 tại dự án nhà máy nước thải Yên Sở. Bên cạnh đó, giảm trừ khi quyết toán hơn 612 nghìn USD (14 tỷ đồng) do tính toán trùng lắp các hạng mục đầu tư dự án này và giảm trừ chi phí bồi thường đất trùng lắp 64 nghìn USD (1,5 tỷ đồng).

Đối với dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương, yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Nam Từ Liêm và nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Tasco giảm trừ tổng mức đầu tư hơn 19,5 tỷ đồng. 

Với dự án bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An, số tiền cần giảm trừ giá trị tổng mức đầu tư là 12 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ yêu cầu loại khỏi thanh toán 6,2 tỷ đồng do sai phạm về khi phê duyệt thiết kế. 

Dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên cần giảm trừ 10,5 tỷ đồng và tính toán lại gần 4 tỷ đồng do chênh lệch giá các nguyên vật liệu. Số tiền trả lãi vay ngân hàng 15 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu không tính vào giá trị quyết toán công trình.

Dự án nút giao thông trung tâm quận Long Biên được yêu cầu giảm trừ 34 tỷ đồng vốn sai quy định.

Nam Anh

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !