Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Một thực tế không thể chối cãi, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

> Những căn cứ mơ hồ của Trung Quốc về Biển Đông - Bài 6

Chiến thuật lấn chiếm “ Đục nước béo cò”.

Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam tháng 4 năm 1956 và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và Philippines cho là cơ hội tốt để đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa của Việt Nam: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan đánh chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa…

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Bia chủ quyền Pháp thay mặt Việt Nam xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa năm 1938

Ngày 22/8/1956, song song với việc đưa lực lượng hải quân ra quần đảo Trường Sa để bảo vệ quần đảo này trước những hoạt động xâm lấn của các lực lượng nói trên, Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH ) đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa, như : Tổ chức đoàn nghiên cứu thủy văn do Saurin dẫn đầu; cho phép kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Từ năm 1957, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH đã cử một đại đội thủy quân lục chiến ra quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thay thế cho quân của đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 142.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Người Việt và người Pháp đào giếng trên đảo Hoàng Sa

Ngày 20 tháng 10 năm 1956, Chính quyền VNCH ra sắc lệnh 143/VN về việc đổi tên các tỉnh miền Nam và đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Ngày 7 tháng 5 năm 1957, tàu vận tải Hàn Giang đã đến Nha Trang để chuyên chở một đại đội của tiểu đoàn thủy quân lục chiến ra đồn trú tại quần đảo Trường Sa. Tàu Hàn Giang rời Nha Trang đi Trường Sa ngày 9 tháng 5 năm 1957.

Ngày 21 tháng 2 năm 1959, CHND Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Lực lượng quân đội VNCH đã phá tan được âm mưu này, 82 “ngư dân” và 5 thuyền đánh cá vũ trang đã bị bắt giữ và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó được trả cho Trung Quốc.

Năm 1960, VNCH đã bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chính hạng I tại Tam Kỳ, Quảng Nam nhận chức vụ Phái viên hành chính Hoàng Sa; ngày 27 tháng 6 năm 1961 bổ nhiệm ông Hoàng Yêm giữ chức vụ Phái viên hành chính Hoàng Sa.

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, VNCH sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; tại Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 ngày 21 tháng 10 năm 1969 của Thủ tướng VNCH, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 11 tháng 4 năm 1967, VNCH ban hành Nghị định số 809-NĐ-DUHC cử ông Trần Chuân giữ chức Phái viên hành chính xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, tại Hội nghị ASPEC(Conseil de L’Asie et du Pacifique) tại Manila, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, tổng trưởng Nội vụ VNCH kí Nghị định số 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Ngày 24 tháng 9 năm 1973, VNCH thông báo dự định tiến hành khảo sát dầu lửa khu vực ngoài khơi bờ biển miền Trung, đối diện với quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?

Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án chính quyền VNCH đã “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…, CHND Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân VNCH đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 17 tháng 01 đến ngày 20 tháng 01 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng hải quân VNCH và lực lượng hải, lục, không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế chênh lệch lực lượng rất khó khăn cho lực lượng VNCH, và mặc dù đã chiến đấu quả cảm nhiều binh sĩ đã anh dũng hi sinh, quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

4 tàu chiến Hải quân VN Cộng Hòa bị thiệt hại khi tham chiến.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại của VNCH, người ra lệnh "khai hỏa" Hải chiến Hoàng Sa

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Chủ biên cuốn sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" cho biết thêm:

"Theo tài liệu Quân lực VNCH thì trận hải chiến Hoàng Sa có 74 binh sĩ tử vong, trong đó tàu HQ-10 có 62 người tử vong, bao gồm Hạm trưởng Ngụy Văn Thà; tàu HQ-4 có 3 người tử vong, 16 người bị thương; tàu HQ-16 có 2 người tử vong..."

Quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp quốc đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:

- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Người dân Miền Nam mitting phản đối hành động xâm lược Hoàng Sa

Ngày 20 tháng 01 năm 1974, lúc 16 giờ, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và yêu cầu Hoa Kỳ cho biết có dành cho VNCH sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước thân hữu và đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris ngày 27 tháng 01 năm 1973 không? Nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.

Ngày 21 tháng 01 năm 1974, chính quyền VNCH đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris để nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước.

Ngày 22 tháng 01 năm 1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa và ngày 28 tháng 01 năm 1974, thông báo tới tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với VNCH về hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong cuộc hành quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 01 tháng 02 năm 1974, VNCH đưa lực lượng hải quân và bộ binh tăng cường đóng giữ quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ quần đảo này trước nguy cơ CHND Trung Hoa dùng lực lượng quân đội đánh chiếm quần đảo Trường Sa như dự đoán của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Trung Quốc sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hoàng Sa (có sự tiếp tay hoặc bằng cách làm ngơ của Mỹ)”

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Đảo Hoàng Sa của Việt Nam vẫn đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp

Bài 8: Một phần Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm như thế nào?

Hồng Chuyên

(Lược trích từ sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”)

(Lược trích từ sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đôn

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !