Trung Quốc bắt đầu lưu hành bộ SGK lịch sử xuyên tạc chủ quyền các đảo trên biển Đông

Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, từ tháng 9/2019, Trung Quốc sẽ chính thức đưa vào sử dụng bộ SGK lịch sử cấpTHPT mới với nhiều nội dung được bổ sung, sửa đổi bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, nhất là vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông.

Bộ sách giáo khoa lịch sử trung học bản mới sẽ được sử dụng ở một số tỉnh thành từ tháng 9/2019 có những nội dung xuyên tạc về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông

Theo các trang tin Trung Quốc, trong bộ sách giáo khoa lịch sử mới này, sẽ có thêm những nội dung mới được đưa vào như "Triều Hán mở rộng lãnh thổ”, “Vai trò quan trọng của các dân tộc thiểu số phía Bắc trong sự nghiệp thống nhất quốc gia đa dân tộc Trung Quốc trong thời kỳ nhà Liêu, Tây Hạ, Kim và Nguyên”, “Các biện pháp liên quan để thống nhất đất nước và mưu tính biên cương thời kỳ Minh Thanh”, “Các quần đảo ở Nam Hải (Biển Đông), Đài Loan và các đảo phụ cận bao gồm quần đảo Điếu Ngư /Senkaku là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”...

Trang tin Hoa ngữ quốc tế Đa Chiều ngày 30/7 cho biết, các nội dung mới được bổ sung và sửa đổi trong chương trình giảng dạy mới hầu như đều liên quan đến nội dung về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia cơ bản là dòng chính của phần diễn giải lịch sử mới này.

Bản đồ Trung Quốc thời Tam Quốc (Hán) đã được vẽ "Đường 9 đoạn".Ảnh: Baidu


Việc điều chỉnh sách giáo khoa lịch sử lần này cho thấy Bắc Kinh đang muốn củng cố khái niệm thống nhất đất nước và chủ quyền lãnh thổ của lớp người trẻ tuổi ở Trung Quốc đại lục trong lúc khuynh hướng ly khai đang xuất hiện ở Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và Hồng Kông.

Sách giáo khoa mới nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc

Cụ thể, phiên bản sách giáo khoa lịch sử mới nhấn mạnh việc lãnh thổ đến từ 4 phía trong thời kỳ Trung Quốc cường thịnh; chú trọng chứng minh chủ quyền lãnh thổ trong lịch sử của Trung Quốc đối với Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và các đảo phụ cận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Ví dụ, trong phiên bản mới của sách giáo khoa lịch sử lớp Bảy (lớp đầu của cấp trung học cơ sở), do Bộ Giáo dục Trung Quốc biên soạn, đã tăng thêm bản đồ nhà Đường thời kỳ cực thịnh để thể hiện khi đó Trung Quốc đã quản lý An Tây Đô hộ phủ và Bắc Đình Đô hộ phủ ở Tây Vực.

Bản đồ Trung Quốc đời nhà Đường trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc cũng được vẽ thêm "Đường 9 đoạn" .Ảnh; Baidu


Khi giới thiệu lãnh thổ của nhà Nguyên, sách giáo khoa mới đã tăng thêm lãnh thổ mở rộng của nhà Nguyên và các tỉnh cụ thể thời nhà Nguyên, và mô tả “Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam, vùng đông bắc rộng lớn, Đài Loan và các quần đảo Biển Đông ngày nay đều nằm trong phạm vi thống trị của triều Nguyên” (!?). Đồng thời, còn bổ sung thêm một đoạn dài về lịch sử quần đảo Điếu Ngư; trên bản đồ của nhà Thanh còn đánh dấu rõ đường biên giới hiện tại của Trung Quốc.

Việc biên soạn bộ sách giáo khoa lịch sử mới này ở Trung Quốc thực ra đã bắt đầu khởi động từ tháng 12 năm 2017. Từ tháng 9 năm 2019 nó sẽ được ra mắt vào học kỳ mùa thu tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Liêu Ninh, Thượng Hải, Sơn Đông và Hải Nam. Sau đó từ mùa thu năm 2022 sẽ được phổ cập trên phạm vi toàn quốc

Sử dụng việc thuật chuyện đại thống nhất để chống lại chủ nghĩa ly khai

Theo Đa Chiều, việc sửa đổi sách giáo khoa lịch sử của Bắc Kinh có một định hướng thực tế cụ thể. Các yêu sách ly khai dân tộc và chủ trương độc lập hiện đang diễn ra trong giới trẻ ở Đài Loan và Hồng Kông đang thách thức tuyên bố thống nhất quốc gia truyền thống của Bắc Kinh. Khuynh hướng ly khai này được cho là phần lớn bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức và nhận thức sai về lịch sử Trung Quốc của người Đài Loan và Hồng Kông.

Bản đồ Trung Quốc thời Bắc Tống, "Đường 9 đoạn" đã được vẽ với quần đảo Trường Sa được gọi là "Vạn Lý Thạch Đường". Ảnh: Baidu


Một số người lật lại sách giáo khoa lịch sử Hồng Kông thì thấy rằng mô tả về “Vụ đại thảm sát Nam Kinh” chỉ sử dụng 76 từ, nhưng viết về cuộc Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa trong lịch sử Trung Quốc thì dài tới 18 trang. So sánh hai bên (Đại Lục và Hồng Kông), sách giáo khoa Hồng Kông có những mô tả đậm nhạt khác nhau về các sự kiện lịch sử và đã truyền đi lập trường chính trị rất khác.

Tình hình tương tự cũng xuất hiện ở Đài Loan. Năm 2018, Trung Quốc và Đài Loan vốn trong lịch sử đã có những căng thẳng về cách diễn giải lịch sử khác nhau; do chính quyền của Đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền đã đưa lịch sử Trung Quốc vào lịch sử Đông Á trong chương trình Trung học của Chương trình Giáo dục Cơ bản Quốc gia, đã khiến thế giới bên ngoài cho rằng nhà đương cục Đài Loan mượn giáo dục lịch sử để “thoát Trung Quốc hóa”, Trước đó, “lịch sử Trung Quốc” được trình bày như một phần độc lập.

Đặc biệt là trong phần mô tả liên quan đến việc Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, khoảng cách giữa hai bên rất rõ ràng. Trong con mắt người Đại Lục, anh hùng dân tộc Trịnh Thành Công (Zheng Chenggong), “lấy lại Đài Loan” từ tay thực dân Hà Lan. Trong khi đó, trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử Đài Loan, Trịnh Thành Công chỉ là một “người đứng ngoài cuộc” như những người Hán khác. Không giống như mô thức tường thuật về thống nhất quốc gia đầy hào hứng của Trung Quốc đại lục, phiên bản sách giáo khoa lịch sử Đài Loan đã lạnh lùng mô tả chính quyền Trịnh Thành Công là “chính quyền người Hán đầu tiên ở Đài Loan”.

Sách giáo khoa lịch sử trung học mới của Trung Quốc bịa đặt: “Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam, vùng đông bắc rộng lớn, Đài Loan và các quần đảo Biển Đông ngày nay đều nằm trong phạm vi thống trị của triều Nguyên” . Các quần đảo trên Biển Đông được họ gọi chung là "Vạn Lý Thạch Đường". Ảnh: Baidu


Kết quả của cách giáo dục nói trên là, tại Hồng Kông, nhận thức về thân phận người Trung Quốc của lớp trẻ đã rơi xuống mức thấp lịch sử. Một cuộc khảo sát vào trước hôm kỷ niệm 20 năm ngày Trung Quốc Đại lục thu hồi Hồng Kông năm 2017 cho thấy chỉ có 3,1% thanh niên ở Hồng Kông được khảo sát xác định mình là người Trung Quốc hoặc Trung Quốc theo nghĩa rộng (tức là người Trung Quốc ở Đại Lục và Hồng Kông); còn 93,7% những người trẻ tuổi coi mình là người Hồng Kông theo nghĩa rộng (tức là người Hồng Kông và người Hồng Kông ở Trung Quốc). Đáp án tương tự vào năm 1997 với tỷ lệ lần lượt là 16% và 68%.

Còn tại Đài Loan, một cuộc điều tra năm 2018 cho thấy, mặc dù tỷ lệ nhận là người Trung Quốc có tăng lên nhưng chỉ là 58,3%, vẫn có tới 36,6% người Đài Loan không nhận là người Trung Quốc.

Chính phủ trung ương Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông đã từng cố gắng cải thiện vị thế và tầm quan trọng của các tiết học lịch sử Trung Quốc trong nền giáo dục Hồng Kông. Tuy nhiên, năm 2012 việc thử xúc tiến môn “giáo dục đạo đức và giáo dục công dân”, đã thực sự bị gác lại do vấp phải nhiều sự phản kháng.

Năm 2017, chính quyền Hồng Kông dự định bắt tay từ giáo dục, trau dồi khái niệm “Tôi là người Trung Quốc” trong giai đoạn vườn trẻ và đưa lịch sử Trung Quốc vào các môn học bắt buộc ban đầu để ứng phó khuynh hướng “Hồng Kông độc lập” đang ngày càng nghiêm trọng trong những người trẻ tuổi Hồng Kông.

Đa Chiều kết luận: Tất cả lịch sử đều là lịch sử hiện đại. Do đó, sự nhấn mạnh của sách giáo khoa lịch sử mới của Bắc Kinh về lĩnh vực lịch sử và lãnh thổ quốc gia sẽ củng cố ý thức thống nhất quốc gia và chủ quyền lãnh thổ trong ý thức của giới trẻ Trung Quốc. Trong tương lai khi có thể đối mặt với khuynh hướng ly khai gay gắt hơn so với hiện nay ở Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, v.v..Bắc Kinh hy vọng sẽ có một cơ sở dư luận mạnh mẽ ở Trung Quốc Đại lục, có thể ủng hộ chính quyền trong lập trường về vấn đề lãnh thổ hoặc sử dụng vũ lực vào thời điểm then chốt.

Bản đồ Trung Quốc thời Minh trong sách giáo khoa, các quần đảo trên Biển Đông được họ gọi là "Vạn Lý Thạch Đường", "Thạch Tinh Thạch Đường" và "Vạn Lý Trường Sa". Ảnh: Baidu


Trung Quốc sở hữu các quần đảo trên Biển Đông từ thời Hán, Đường?

Do hiện chưa có trong tay các bản sách giáo khoa lịch sử Trung học phổ thông mới của Trung Quốc, người viết (Thu Thủy) đành thử vào trang tìm kiếm Baidu của Trung Quốc thì phát hiện ra trong số các bản đồ mà Baidu nói là được đưa vào sách giáo khoa lịch sử Trung học, có nhiều tấm mới được vẽ nhưng người ta đã cố tình đưa cái hình “Đường Lưỡi bò” (hay Đường 9 đoạn) vào bản đồ cương vực của Trung Quốc từ thời nhà Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh...

Đây quả là sự bịa đặt và xuyên tạc lịch sử cực kỳ nghiêm trọng với ý đồ đầu độc giới trẻ Trung Quốc về cái gọi là “cương vực lịch sử” và chủ quyền lãnh thổ. Rất mong giới học thuật nước ta vào cuộc, nghiên cứu, vạch trần và bác bỏ những điều sai trái có liên quan đến lịch sử nước ta và vấn đề chủ quyền các quần đảo trên Biển Đông.

Theo viettimes.vn

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !