Trẻ ngộ độc chì tăng do tự ý dùng thuốc cam

Chỉ trong gần 3 tháng nay, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho 130 trẻ nhập viện do ngộ độc chì, nguyên nhân chủ yếu là do bôi thuốc cam hoặc uống.

Trẻ ngộ độc chì tăng do tự ý dùng thuốc cam

Trẻ 1 tháng tuổi cũng ngộ độc chì

Thấy cậu con trai 13 tháng tuổi tự dưng không sốt nhưng ho, trớ, co giật cứng người, chị Thủy (Hoài Đức, Hà Nội) vội vàng đưa con đi cấp cứu. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé được chẩn đoán viêm màng não. Sau 10 ngày điều trị bé hết co giật nhưng không tỉnh táo.

Không những thế, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong máu đạt mức 81,6%. Ngay lập tức và bé được chuyển sang Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để thải chì.

Theo lời kể của chị Thủy, ở quê chị, gia đình nào có con nhỏ cũng mua thuốc cam cho uống để trẻ hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh... Cũng vì thế, ngay từ khi con mới được 4 tháng tuổi, chị đã mua thuốc này về bồi bổ cho con, lớn hơn thì trộn cả vào cháo cho ăn.

Ngoài việc dùng thuốc cam để "bồi bổ", tại trung tâm cũng đang điều trị cho các bé bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam bôi, uống chữa loét miệng như trường hợp một bé 9 tháng tuổi ở An Tường, Vĩnh Phúc. Hiện bé vẫn lơ mơ chưa tỉnh.

Theo lời kể của gia đình, thấy con bị loét miệng, họ đi mua thuốc cam về để bôi và uống. Được 2 lần thì thấy con vẫn bình thường thế nhưng đến lần thứ 3 thì bé bắt đầu nôn trớ, co giật, phải đưa đi cấp cứu.

Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ nhập viện vì ngộ độc chì do thuốc cam chủ yếu dưới 3 tuổi, thậm chí có cả trẻ 1 tháng tuổi. Trong đó, nhiều nhất là ở Bắc Giang, Hưng yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa...

"Đợt nào đông có đến 9 - 10 trẻ nhập viện cùng một lúc. Dù trung tâm đã dành riêng hẳn một phòng cho các bé, nhưng vẫn phải nằm ghép", tiến sĩ Duệ nói.

Trẻ ngộ độc chì tăng do tự ý dùng thuốc cam
Trẻ ngộ dộc chì đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai

Ngộ độc chì dễ nhầm với động kinh

Theo các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai, chì là một chất cực độc, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ, nhất là trong trường hợp ngộ độc cấp tính. Chì khó thải loại, khi vào cơ thể nó theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ… khiến trẻ đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếng nói. Sau đó, trẻ có thể co giật từng cơn, vì thế dễ nhầm với bệnh động kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ dễ hôn mê và tử vong.

Tiến sĩ Phạm Duệ, GĐ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Hiện ở Việt Nam, thuốc điều trị ngộ độc chì chỉ có một loại, nhưng đây lại là loại kém hiệu quả và nhiều tác dụng phụ nhất”.

Điều trị bệnh ngộ độc chì không đơn giản, cần thời gian dài và bệnh nhân phải hết sức kiên trì. Có những trường hợp phải điều trị cả năm trời. Tuy nhiên, những di chứng về thể chất và trí não thì khó có thể hồi phục được, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, tiến sĩ Duệ cho biết.

TS Phạm Duệ khuyến cáo, cha mẹ cần thận trọng khi cho con dùng thuốc cam đặc biệt không bao giờ dùng thuốc ở những người bán rong, bán ở chợ... Những thuốc này không được kiểm nghiệm, không biết thành phần có gì, thậm chí không rõ nguồn gốc từ đâu.

Những cha mẹ nào từng cho con uống thì nên đưa con đi xét nghiệm máu để xem có bị ngộ độc chì không.

BS Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cho biết, trong Đông y có nhiều loại cam khác nhau như cam tỳ, cam can, cam gan, thận, nhiệt, hàn... và mỗi loại lại có các bài thuốc khác nhau. Trung bình mỗi bài có từ 7 - 18 vị, tùy theo bệnh lý và cơ thể của từng trẻ mà gia giảm cho phù hợp. Việc cha mẹ tự ý mua thuốc cam gia truyền chế biến sẵn cho con là rất nguy hiểm bởi không rõ con bị bệnh cam gì và hơn nữa nếu chẳng may con bị hàn mà mua phải loại cam hàn thì càng khiến con bị tổn thương đường ruột và đi ngoài hay nếu cam nhiệt mà mua phải thuốc nhiệt thì càng nhiệt thêm.

Hiện tại, Bs Hướng đang phải điều trị cho một cháu bé 4 tuổi ở Hòa Bình, theo người nhà do uống thuốc cam mà dẫn tới teo cơ, cấm khẩu không nói được, bị bệnh viện trả về. Nguyên nhân là do bé bị thể cam tỳ vị dạng nhiệt, thuốc bồi bổ lại dạng nhiệt gây bốc hỏa làm tổn hại các bộ phận bên trong, gây biến dạng bên ngoài.

N.H

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Mất tất cả vì răm rắp nghe lời vợ, vay mượn khắp nơi mua chung cư

Dốc toàn bộ tài sản, vay mượn để mua một căn hộ chung cư nhưng cuối cùng cuộc hôn nhân của tôi lại rơi vào ngõ cụt.

Đi xuất khẩu lao động về, chồng bật khóc khi thấy cuốn sổ tiết kiệm của vợ

Ngay đêm chồng về, tôi đã đưa cho anh cuốn sổ tiết kiệm. Nhìn thấy số tiền trong đó, chồng nghẹn ngào, xúc động.

Đang cập nhật dữ liệu !