Tỉnh Kon Tum chú trọng phát triển văn hoá gắn liền với đời sống người dân
Từ hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết đại hội lần thứ XII của Đảng, ông Nguyễn Văn Hùng – Bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã thảo luận và thông qua nhiều quyết sách quan trọng có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong những năm sắp tới. Vì vậy việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, tư tưởng về các quan điểm, chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XII của Đảng đề ra.
Để việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng được nghiêm túc, hiệu quả, yêu cầu các đại biểu tập trung nghiên cứu, nắm bắt những nội dung cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng bộ; nghiên cứu, quán triệt Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết XII của Đảng, trên cơ sở đó nêu cao trách nhiệm để xuất với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thiết thực để tập trung thực hiện có hiệu quả những vấn đề trọng tâm, bức xúc của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết XII của Đảng đã đề ra.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Ban thường vụ tỉnh uỷ Gia Lai chú trọng trong thời gian tới đó là phát triển văn hoá gắn liền với đời sống người dân.
Phục dựng nhiều loại hình lễ hội
Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh Kon Tum có 600 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa; 80.000 hộ gia đình được công nhận là Gia đình văn hóa. Các thiết chế văn hóa được đầu tư đi vào hoạt động khá hiệu quả với 7/9 huyện, thành phố có thư viện; 52 thư viện xã, phường, thị trấn; 6/9 huyện, thành phố có nhà văn hóa (hoặc Trung tâm văn hóa) cấp huyện; 25 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, cụm văn hóa. Hệ thống nhà văn hóa thôn, bưu điện-văn hóa xã được xây dựng rộng và được đầu tư một số trang thiết bị thiết yếu. Đến tháng 9/2015, toàn tỉnh có 437 nhà rông/593 làng đồng bào dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 73,6%.
Bên cạnh đó, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển ngày càng sâu rộng; số thôn, tổ dân phố, khu dân cư và hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng. Thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân; ý thức thực hiện nếp sống văn minh của người dân có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý, sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được tăng cường, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và quảng bá hình ảnh địa phương.
Tỉnh Kon Tum đã phục dựng nhiều loại hình lễ hội văn hoá cổ truyền trong thời gian qua. (Ảnh minh hoạ) |
Giai đoạn năm 2010-2015, tỉnh Kon Tum đã tập trung nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng 22 loại hình lễ hội văn hóa cổ truyền tiêu biểu của các dân tộc tại chỗ, như lễ hội mừng lúa mới, lễ hội ăn trâu, mừng nhà rông mới; lễ hội cưới truyền thống của các dân tộc Ba Na, Jẻ - Triêng, Xê Đăng, Brâu...
Ngoài ra, tỉnh còn sưu tầm, phục dựng một số loại hình lễ hội, trò chơi dân gian, âm nhạc, văn học dân gian, nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi, nghề dệt truyền thống của các dân tộc Ba Na, Jẻ -Triêng, Ja Rai, Xê Đăng; nghệ thuật cồng chiêng, nghệ thuật hát sử thi... Từ đó làm cho đời sống văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng phong phú, khởi sắc.
Nhiệm vụ đề ra
Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra trong lĩnh vực văn hoá, trong thời gian tới tỉnh Kon Tum có hướng tập trung tuyên truyền để làm chuyển đổi sâu hơn nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, một số cấp ủy, chính quyền, khẳng định rõ hơn ý chí chiến đấu, tư duy đổi mới về vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.
Từ đó vừa có sự đầu tư tương xứng, vừa hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, công trình văn hóa. Khai thác thật tốt giá trị văn hoá, lịch sử của các di tích Ngục Kon Tum, Ngục Đăk Glei, di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh... ngang tầm với ý nghĩa lịch sử. Phát huy cao độ ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi người dân trên mọi địa bàn.
Tiếp đó là chú trọng xây dựng và phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống trong mỗi con người, ở mọi tầng lớp và trong mọi vị trí xã hội. Tập trung triển khai thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vân động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu. Khuyến khích sáng tạo và đầu tư thỏa đáng đối với các tác phẩm văn hóa, văn học-nghệ thuật về vùng đất và con người Kon Tum. Phát huy hiệu quả hoạt động báo chí, xuất bản của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân.
Duy trì và phát huy cao độ văn hoá trong quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, rất cần tiếp tục phát huy tốt hơn thành quả ban đầu trong việc thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU về “Tăng cường giáo dục, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên”. Bởi đó là một trong những tiền đề có tính quyết định, làm nền tảng góp phần vào phòng ngừa suy thoái đạo đức trong quá trình phát triển môi trường xã hội ở tầm cao. Chú trọng thực hiện nghiêm túc Quy định số 55-QĐ/TW của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt theo Quy định 101-QĐ/TW của Ban Bí thư. Từ đó, đã tạo lập được tinh thần văn hoá đồng hành của nhân dân trong thực hiện các chủ trương ở cơ sở.
Quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ làm công tác văn hoá cơ sở và các phong trào quần chúng. Tổ chức và hoạt động thực tiễn cũng là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của nếp nghĩ, thói quen. Nếu cán bộ văn hoá và nhân dân được hoạt động trong một phong trào sôi nổi thì những thói quen tốt, tiên tiến ngày càng nảy nở, phát triển, và sự bảo thủ, lạc hậu bị đẩy lùi. Do đó, cần gắn công tác tổ chức, với phong trào hành động cách mạng để rèn luyện, chọn lọc, phát triển đội ngũ cán bộ văn hoá ngày càng đáp ứng cao hơn yêu cầu nhiệm vụ.