Chiều nay, ICT Press Club sẽ công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2017

Chiều nay 28/12/2017, Câu lạc Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam (ICT Press Club) sẽ công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2017 và tổ chức tọa đàm “Cách mạng 4.0 và cơ hội thúc đẩy kinh tế Việt Nam” với sự tham gia của đại diện Bộ TT&TT, các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp ICT.
Chiều nay, ICT Press Club sẽ công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2017 - ảnh 1

 ICT Press Club công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2016

Ông Nguyễn Việt Phú, Chủ nhiệm ICT Press Club cho biết, Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam, nơi quy tụ hơn 50 nhà báo hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT của gần 40 cơ quan báo chí trong cả nước đã đề cử 23 sự kiện ICT nổi bật nhất trong năm 2017. Các sự kiện này được lựa chọn trên những tiêu chí như nằm trong lĩnh vực ICT có tác động lớn đến xã hội, được đông đảo xã hội và giới truyền thông quan tâm… Sau đó, các nhà báo sẽ chấm điểm các sự kiện này để chọn ra 10 sự kiện ICT tiêu biểu nhất trong năm 2017 để công bố.

Ông Nguyễn Việt Phú còn cho biết, sau khi công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2017, ICT Press Club sẽ tổ chức tọa đàm “Cách mạng 4.0 và cơ hội thúc đẩy kinh tế Việt Nam” với sự tham gia của đại diện Bộ TT&TT, các chuyên gia kinh tế như ông Mai Liêm Trực, ông Trần Đình Thiên, các doanh nghiệp ICT như VNPT, MobiFone, CMC, FPT , cùng nhiều doanh nghiệp ICT khác.

"Mục tiêu của chúng tôi tổ chức buổi tạo đàm này để làm sao thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành phương thức sản suất mới, từ đó thay đổi căn bản diện mạo của nền kinh tế. Những ứng dụng viễn thông và CNTT đem kết nối, tốc độ và tái tạo mô hình kinh doanh theo đó những mô hình kinh doanh cũ được tái tạo lại trong một hệ sinh thái công nghệ thông minh. Cách mạng 4.0 sẽ đem lại những cơ hội to lớn cho Việt Nam tiến lên, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, nhà thông minh…”, ông Nguyễn Việt Phú nói.

Dưới đây là 23 đề cử của ICT Press Club:

1 - Chuyển đổi thành công mã vùng điện thoại cố định

Từ 11/2/2017 đến 31/8/2017, 59 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã được quy hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại mới. Việc chuyển đổi mã vùng điện thoại này đã được tiến hành xong. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ. Đồng thời, việc chuyển đổi mã vùng sẽ giúp độ dài mã vùng được nhất quán, đáp ứng thông lệ quốc tế. Việc chuyển đổi này tác động mạnh nhất là VNPT khi nắm giữ thuê bao cố định lớn nhất. Bộ TT&TT thực hiện kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định là tạo điều kiện để chuyển các mã mạng di động cho các thuê bao di động 11 số hiện nay.

2 - Thử nghiệm chuyển mạng giữ nguyên số

Từ ngày 21/9/2017, Viettel, VinaPhone, MobiFone bắt đầu  thử nghiệm kỹ thuật chuyển mạng giữ nguyên số theo yêu cầu của Bộ TT&TT để chính thức áp dụng vào đầu năm 2018. Chính sách chuyển mạng giữ nguyên số được đưa ra nhằm thúc đẩy cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi của người dùng để tránh tình trạng khách hàng bị “cầm tù” với một nhà mạng mà không chuyển sang mạng khác được chỉ vì số thuê bao. Điều này thúc đẩy các mạng luôn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng ngay cả khi thị trường bão hòa. Đây là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy cạnh tranh được nhiều nước trên thế giới triển khai. Đây cũng là một trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập Hiệp định TPP.

3 - Các thuê bao di động đăng ký mới phải chụp ảnh chân dung

Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Đồng thời nhà mạng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin thuê bao di động đã đăng ký.  Theo đó, những thuê bao thông tin đăng ký sai cần phải bổ sung thông tin thuê bao chính xác và chụp ảnh để xác định chủ thuê bao này là có thật. Quy định về các thuê bao phải chụp ảnh cá nhân  đã có nhiều quan điểm khác nhau trong đó nhiều người lo ngại việc lộ hình ảnh và thông tin cá nhân. Đại diện 3 nhà mạng lớn đều khẳng định việc triển khai đăng ký thông tin thuê bao di động đăng ký mới, kể cả chụp ảnh chủ thuê bao không có gì vướng mắc. Riêng đối với số lượng thuê bao cũ cần đăng ký lại thông tin thì việc triển khai bổ sung thông tin và chụp ảnh thì cần chia ra thành lộ trình để thực hiện.

4 – Các tuyến cáp quang biển của Việt Nam liên tục gặp sự cố

Năm 2017 là năm đánh dấu sự cố nghiêm trọng nhất của các tuyến cáp quang biển khi mà các tuyến cáp quang biển như AAG, APG, IA… liên tục gặp sự cố. Theo thống kê tuyến cáp quang biên AAG bị sự cố ở mức kỷ lục khoảng 5 lần. Ngay cả tuyến cáp quang biển mới đưa vào khai thác là APG cũng bị sự cố 2 lần trong năm 2017.  Có những thời điểm có tới 3 tuyến cáp quang biển bị sự cố với thời gian cách nhau không xa đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng kết nối của các doan nghiệp viễn thông và Internet của Việt Nam đi quốc tế.  VNPT cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc mất tín hiệu trên các tuyến cáp quang biển như tranh chấp trên vùng biển Đông, sự chống phá của thế lực thù địch, thiên tai song phần lớn các sự cố là do hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân trong vùng biển cáp đi qua. Để giảm thiểu tình trạng xảy ra sự cố trên các tuyến cáp quang biển, VNPT đã cùng với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, lực lượng công an, đồn biên phòng tăng cường công tác tuần tra, giám sát bảo vệ tuyến cáp quang biển.

5 - Phú quốc trở thành “Thành phố Thông minh” đầu tiên của Việt Nam

Ngày 27/10/2017, UBND huyện đảo Phú Quốc và VNPT đã chính thức công bố hoàn thành Giai đoạn 1 Đề án xây dựng thành phố thông minh Phú Quốc. VNPT cho biết, thành phố thông minh Phú Quốc là mô hình đô thị thông minh của cả nước có nhiều tính năng nhất. Thành phố thông minh Phú Quốc được xây dựng nhắm 3 đối tượng là chính quyền, doanh nghiệp và người dân. VNPT cho biết, sau hơn một năm chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác, các dự án thuộc giai đoạn 1 của Đề án đã hoàn thành và bước đầu triển khai thành công 5 dự án thành phần về chính quyền điện tử, giám sát môi trường, camera giám sát, Smart wifi và quản lý lưu trú trực tuyến. Với việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, những giải pháp, dịch vụ do VNPT triển khai đã đem đến nhiều lợi ích thiết thực không chỉ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền mà còn phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Sau khi hoàn thành, Phú Quốc sẽ là thành phố thông minh đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và vận hành. Lộ trình xây dựng Phú Quốc thành thành phố thông minh sẽ là kinh nghiệm để các tỉnh, thành khác học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình hiện đại hoá các đô thị tại Việt Nam.

6 - Thay chủ tịch MobiFone 

Ngày 7/6/2017, Bộ TT&TT đã công bố quyết định điều chuyển Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty MobiFone Lê Nam Trà về công tác tại Văn phòng Bộ TT&TT. Bộ TT&TT cho biết, đây là việc điều động cán bộ do yêu cầu công tác, trong đó có xét đến yếu tố hoàn cảnh cá nhân, gia đình của cán bộ. Việc điều động cán bộ từ các doanh nghiệp về các đơn vị Bộ TT&TT và ngược lại cũng là hoạt động được diễn ra thường xuyên. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục có sự phân công điều chuyển cán bộ phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tiếp theo đó đến ngày 16/8, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Thắng - Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone.

7 - Thế giới di động mua Trần Anh 

Tháng 8/2017, Đại hội đồng cổ đông công ty này đã thông qua việc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động thực hiện các giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh (mã TAG) dẫn đến tỷ lệ sở hữu trên 25% vốn điều lệ TAG và không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai với tỷ lệ biểu quyết thông qua là 97,29%. Thông tin Thế Giới Di Động sẽ thâu tóm Trần Anh để đưa hệ thống bán lẻ hàng đầu tại miền Bắc này về chung một nhà đã gây chấn động trong giới kinh doanh điện máy trong nước. Việc mua lại Trần Anh được giới phân tích đánh giá là bước đi phù hợp cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động tiếp cận tốt hơn khách hàng tại thị trường phía Bắc, mở ra nhiều cơ hội để chiếm lĩnh thị trường.

Ngày 12/9/2017, Tập đoàn FPT đã ký thỏa thuận bán cho Synnex Technology International Corporation (Synnex) 47% vốn điều lệ tại FPT Trading. Trong thương vụ mà FPT Trading được định giá trên 80 triệu USD này, FPT nhận được 932 tỷ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading.

8 - Vietnamobile phủ 3G toàn quốc

Tháng 9/2017, Vietnamobile tuyên bố  phủ 3G đến 90% dân số và đã có mặt tại 63 tỉnh, thành. Việc hoàn thiện phủ sóng 3G toàn quốc có thể coi bước tiến mới của Vietnamobile trong tiến trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đến cho khách hàng dịch vụ ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà mạng khác trên thị trường. Tháng 12/2017, Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã cấp phép cho Vietnamobile triển khai 4G trên băng tần đã cấp cho nhà mạng này. Hiện Vietnamobile là nhà mạng có thị phần thứ tư sau Viettel, MobiFone, VinaPhone.

9 - Viettel xuất khẩu thiết bị 4G và xây dựng hệ thống tính cước di động

Ngày 29/7/2017, Telemor – thương hiệu Viettel tại Đông Timor đã trở thành nhà mạng đầu tiên tại Đông Timor cung cấp 4G và cũng là nhà mạng đầu tiên đưa thiết bị mạng 4G Viettel sản xuất vào sử dụng. Tháng 11/2017, các thiết bị 4G này tiếp tục được đưa vào mạng lưới Viettel ở tỉnh Hà Nam, bước đầu hiện thực hóa ước nguyện xây dựng mạng lưới hoàn toàn “dùng hàng Việt” của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói riêng của người Việt Nam nói chung. Ngày 1/6/2017, Viettel tuyên bố đã sản xuất thành công Hệ thống tính cước thời gian thực vOCS 3.0. Đây là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông của Viettel, đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia sản xuất OCS lớn nhất thế giới. Ngày 27/6/2017, Hệ thống được vinh danh ở hạng mục “Dịch vụ CNTT Sáng tạo nhất” của IT World Awards 2017 tại Mỹ.

10 – Nhà mạng khai trương và đồng loạt triển khai 4G

Ngày 18/4/2017, Viettel chính thức khai trương mạng 4G. Chỉ trong 6 tháng, Viettel đã xây dựng xong gần 36.000 trạm thu phát sóng 4G phủ rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, phủ sóng tới 704 quận, huyện, tương đương với gần 99%, huyện của Việt Nam. Điểm đặc biệt nhất trong chiến dịch triển khai trạm 4G lần này là chỉ trong 6 tháng, Viettel đã xây dựng được hạ tầng 4G lớn hơn cả hạ tầng 3G đã làm trong suốt 8 năm. Viettel sẽ phủ sóng tới 95% dân số Việt Nam, ở nhiều nơi là vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo cũng có sóng 4G.

Trước đó, tháng 11/2016, VNPT tuyên bố cung cấp dịch vụ 4G đầu tiên ở Việt Nam tại huyện đảo Phú Quốc để phục vụ người dân và du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang. Sau đó, thay vì chọn cách khai trương rầm rộ mạng 4G như Viettel,  thì VNPT chọn giải pháp khai trương 4G ở từng địa phương. Có lẽ đây là bước đi phù hợp trước một đối thủ mạnh. Tương tự như vậy, MobiFone cũng cung cấp dịch vụ 4G theo chiến lược “vết dầu loang.

11 – VNG ký biên bản ghi nhớ niêm yết trên sàn chứng khoán

Ngày 30/5/2017, tại New York, Mỹ, công ty VNG đã ký và trao Bản ghi nhớ với Sàn chứng khoán NASDAQ về việc VNG sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ. Sàn chứng khoán NASDAQ cũng là điểm đến niêm yết cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Google, Facebook… Việc một start up công nghệ và Internet Việt Nam thành công trong bước đầu tìm hiểu và đưa ra dự kiến niêm yết trên NASDAQ sẽ tạo ra sự quan tâm của giới công nghệ và tài chính trên thế giới tới Việt Nam. Hiện VNG đang làm thủ tục hoàn tất cho việc đưa doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán. Theo quy định của NASDAQ, doanh nghiệp có tối đa là 2 năm hoàn tất các thủ tục cho việc lên sàn chứng khoán này.

12 – TP Bank ra mắt ngân hàng Live Bank

Ngày 23/2/2017, TPBank đã ra mắt mô hình giao dịch Ngân hàng tự động LiveBank. Đây là mô hình hiện đại nhất hiện nay cho phép khách hàng có thể thực hiện nhiều loại giao dịch, đồng thời tương tác với thiết bị như đang giao dịch thực tế với nhân viên ngân hàng. LiveBank là mô hình giao dịch ngân hàng tự động thế hệ mới, mới được số ít ngân hàng lớn trên thế giới thử nghiệm tại một số nước phát triển như Singapore từ cuối năm 2016 hay tại Mỹ từ đầu năm 2017. TPBank với định hướng dẫn đầu về Ngân hàng số hiện là ngân hàng đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam áp dụng hệ thống này. Mô hình LiveBank ra đời nhằm đáp ứng xu hướng phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng trong việc gia tăng chất lượng dịch vụ và mạng lưới phục vụ khách hàng, nhất là với khu vực đông dân cư, các vùng xa trung tâm, nơi ngân hàng chưa có khả năng mở điểm giao dịch truyền thống. Với LiveBank, khách hàng sẽ được phục vụ mọi lúc, mọi nơi, không kể ngày đêm, 24/7. 

13 - Thu hồi 24,3 triệu SIM kích hoạt sẵn

Từ cuối năm 2016, việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn của các mạng di động đã được Bộ TT&TT chỉ đạo, thu hồi hơn 18 triệu sim kích hoạt sẵntính đến thời điểm 23/1/2017. 
Trong tháng 3/2017, 5 nhà mạng là Viettel, VinaPhone, MobiFone, Gtel, Vietnamobile đã ký thêm cam kết cắt hợp đồng đối với đại lý vi phạm đăng ký thuê bao. Tháng 5/2017, 5 nhà mạng tiếp tục cùng ký cam kết phối hợp tăng cường ngăn chặn tin nhắn rác.
Đến đầu tháng 12/2017, cả 4 nhà mạng lớn đều đã có hệ thống chặn lọc tin nhắn rác thông minh, dự kiến sẽ triển khai trong dịp cuối năm nay để chặn đứng tin nhắn rác. Theo thông tin từ Thanh tra Bộ TT&TT, đã có 24,3 triệu SIM kích hoạt sẵn bị thu hồi trong năm 2017.

14 - Virus tống tiền Wannacry tấn công Việt Nam
Ngày 12/2/2017, các hãng thông tấn lớn đồng loạt đưa tin có tới 99 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc tấn công mạng đòi tiền chuộc quy mô cực lớn.
Công ty an ninh mạng Avast tuyên bố đã phát hiện hơn 75.000 cuộc tấn công toàn cầu của hacker nhắm vào các ngân hàng, bệnh viện và công ty viễn thông ở gần 100 nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Nga, Tây ban Nha, Italia và Việt Nam.
Các hacker đã sử dụng phần mềm tấn công đòi tiền chuộc (ransomware), có tên WannaCry để khóa tất cả các tệp trên máy tính bị nhiễm và yêu cầu quản trị viên phải trả một khoản tiền ảo bitcoin tương đương 300 - 600 USD để lấy lại quyền kiểm soát. 
Theo thông tin từ một số trung tâm an ninh mạng, công ty bảo mật như CMC Infosec, Athena Infosec… đã có doanh nghiệp đồng ý trả tiền chuộc cho hacker sau khi hệ thống máy tính của mình bị lây nhiễm mã độc WannaCry. Mức tiền chuộc dao động từ con số 2 Bitcoin cho tới 12-14 Bitcoin. (Mức giá Bitcoin trong năm 2017 cũng dao động từ hơn 1000 USD lên tới hơn 20.000 USD).

15 -  Việt Nam mạnh tay với Google và Facebook
Trong năm 2017 Bộ TT&TT đã nhiều lần làm việc với Google và Facebook để bàn về việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc, thông tin vi phạm quy định pháp luật Việt Nam. Sau khi làm việc với Bộ TT&TT Google đã cam kết sẽ gỡ bỏ toàn bộ kênh nếu như trên kênh đó đăng clip vi phạm. Đây là một kết quả rất tốt trong việc đàm phán cơ chế giải quyết vi phạm với Google. Trước đây Google và Facebook chỉ gỡ bỏ clip vi phạm sau khi nhận được yêu cầu xử lý, nhưng bây giờ nếu phía Việt Nam phát hiện, lọc ra và gửi thì Google cam kết sẽ gỡ bỏ cả kênh vi phạm luôn.

Trong năm 2017, Bộ TT&TT đã chủ động làm việc với Google và Facebook để thiết lập cơ chế ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc. Qua đó, Google đã gỡ bỏ 4.500 trên tổng số 5.000 video clip xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Việt Nam cũng thuộc nhóm các nước được Google đáp ứng yêu cầu cao nhất trên toàn thế giới.

Facebook đã gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán quảng cáo các sản phẩm dịch vụ bất hợp pháp, 159 tài khoản bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước. Google cũng đồng ý không gỡ bỏ từng video clip như trước đây. Nếu Việt Nam phát hiện, lọc và gửi cho Google, công ty này sẽ gỡ bỏ toàn bộ kênh vi phạm.

16 -  Dự thảo Luật An ninh mạng được trình quốc hội và gây nhiều tranh cãi
Sau 14 lần chỉnh sửa, Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam do Bộ Công an chủ trì soạn thảo được đánh giá là đã hoàn thiện và chi tiết hơn. Theo lộ trình, dự thảo này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.
Tuy nhiên nội dung dự thảo có hàng loạt quy định được các chuyên giá đánh giá còn nhiều bất cập, chồng chéo với Luật An toàn thông tin đã được ban hành trước đó, bất khả thi và gây khó cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc tế có hoạt động trên quy mô toàn cầu.
Ví dụ, khoản 4, điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động cung cấp dịch vụ tại Việt Nam bắt buộc phải đặt máy chủ tại Việt Nam.
Điều này được xem là bất khả thi và không thiết thực với đặc thù dịch vụ trên không gian mạng. Từ đó những dịch vụ xuyên biên giới như của Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Yahoo Mail, Uber, Grab, YouTube, Twitter,... đều có nguy cơ phải hoạt động "bất hợp pháp" ở Việt Nam.

17 -  Bitcoin khuấy đảo thị trường tiền ảo tại Việt Nam

Năm 2017 đồng tiền ảo bitcoin đã làm khuynh đảo thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, sau 8 năm ra đời. Nếu như ở thời điểm đầu năm 1 bitcoin chỉ có giá chưa đầy 1000 USD thì đến cuối năm con số này đã tăng hàng ngàn %, đỉnh điểm giữa tháng 12 ghi nhận mức giá lên tới hơn 19.700 USD, sau đó liên tục đi xuống và một số sàn giao dịch quốc tế đã phải đóng cửa tạm thời khi đồng tiền này xuống dưới 11.000 USD. Bất chấp các khuyến cáo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc không chấp nhận bitcoin trong các giao dịch, các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam vẫn lao vào cuộc chơi, kiểu “tâm lý đám đông”. Không có con số thống kê cụ thể nhưng chắc chắn nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã phải chịu cảnh “điêu đứng” theo thị trường của đồng tiền ảo này.

18 -  Virus đào tiền ảo khuynh đảo Facebook Messenger tại Việt Nam

Mã độc Facebook đào tiền ảo bùng phát từ ngày 19/12 và ngay lập tức đã làm “náo loạn” Internet tại Việt Nam. Ban đầu virus này phát tán qua Facebook Messenger, núp bóng dưới dạng một video giả mạo. Nếu mở file giả mạo, máy tính sẽ bị nhiễm mã độc, chiếm quyền điều khiển và bị lợi dụng để đào tiền ảo, máy tính của nạn nhân luôn trong tình trạng giật lag và gần như không thể sử dụng. Theo thống kê của Bkav, chỉ sau 3 ngày đã có hơn 15.000 máy tính ở Việt Nam bị nhiễm mã độc này với hàng trăm biến thể và cứ 10 phút, hacker lại tung lên mạng một biến thể virus mới nhằm tránh bị phát hiện bởi các phần mềm an ninh. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và một số công ty an ninh mạng ngay lập tức đã đưa ra khuyến cáo đối với người sử dụng về cách phòng, chống mã độc này.

19 - 20 năm Internet Việt Nam 

Tháng 12/2017 đánh đáu mốc 20 Năm Interrnet có mặt tại Việt Nam Từ con số 0 của những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G và 4G với hạ tầng viễn thông, internet hiện đại phủ rộng trên khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo.

Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại châu Á.

20 - Bkav ra mắt Bphone 2017

Ngày 8/8/2017, Tập đoàn Công nghệ BKAV đã ra mắt Bphone 2017. Sau khá nhiều lời bàn ra tán vào, cả khen, cả chê, BKAV vẫn kiên định theo đuổi "cuộc chơi" sản xuất smartphone. Động thái này cho thấy đam mê và quyết tâm của BKAV với mong muốn chinh phục thị trường Smartphone Việt. Vốn vẫn đang nằm trong tay các Ông lớn nước ngoài. 

21 - Hệ thống Nhận diện Face ID của Iphone X bị qua mặt bằng mặt nạ  BKAV

Sau 10 ngày ra mắt, Chiếc Iphone X đình đám của Apple với hệ thống nhận diện khuôn mặt Face ID bị qua mặt bởi chiếc mặt nạ Made by BKAV. Khuyến cáo của BKAV rằng Face ID chưa đủ an toàn. Sự kiện này đã thu hút quan tâm của rất nhiều diễn đàn công nghệ trong và ngoài nước.

22 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thuận bỏ Điều 292 Bộ luật Hình sự liên quan đến cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thuận bỏ Điều 292 trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự 2015 liên quan đến tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông. Một trong những nội dung được cộng đồng doanh nghiệp, startup rất quan tâm là việc bãi bỏ Điều 292, quy định cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ qua mạng. Cộng đồng  kiến nghị  bãi bỏ bởi lo ngại điều luật này có thể làm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng startup, khiến họ nảy sinh tâm lý sẽ ưu tiên chọn những quốc gia khác để khởi nghiệp, gây chảy máu chất xám. Việc bãi bỏ Điều 292 có thể thấy Quốc hội và Chính phủ đã rất quyết liệt trong việc xử lý các thông tin bức xúc của người dân, đồng thời thể hiện đúng tinh thần Chính phủ  kiến tạo, xây dựng môi trường pháp lý chuyên nghiệp và thuận lợi cho sự phát triển.

23 - Jack Ma đến Việt Nam thúc đẩy thanh toán điện tử

Ngày 6/11/2017, tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017, Jack Ma, Chủ tịch Tập đoàn Alibaba đã có phiên đối thoại xoay quanh những kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên thiết bị di động ở Trung Quốc và câu chuyện toàn cầu hoá. Tỷ phú Jack Ma cho rằng, khi bắt tay xây dựng Alipay, Alibaba có nhiều khó khăn như Việt Nam bây giờ bởi tâm lý người dân vẫn thích dùng tiền mặt, rất ít người dân có tài khoản ngân hàng... Thế nhưng, thanh toán không dùng tiền mặt cứ quyết tâm làm là được nếu không muốn làm thì có cả triệu lý do. Sự kiện  Jack Ma đến Việt Nam được cho là truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ và doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời sự kiện này  sẽ tác động tương lai của thương mại điện tử Việt Nam, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên các thiết bị di động.

PV

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !