Cuộc thi "Khởi nghiệp Nông nghiệp" - lan toả, thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên

Cuộc thi "Khởi nghiệp Nông nghiệp" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam khởi xướng và tổ chức từ năm 2014 với sứ mệnh lan toả, thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên, tạo mô trường cho các bạn trẻ giao lưu, chia sẻ

{keywords}
GS. TS Nguyễn Thị Lan 

Đây là chia sẻ của GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại lễ khai mạc chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020” diễn ra vào sáng nay 10/7.

Vì sao, nhà trường lại chú trọng vào hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên, với cương vị là Giám đốc Học viện nông nghiệp Việt Nam bà có thế nói rõ hơn về hoạt động này mà cụ thể là cuộc thi “Khởi nghiệp Nông nghiệp”.

GS.TS Nguyễn Thị Lan: Cuộc thi "Khởi nghiệp Nông nghiệp" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam khởi xướng và tổ chức từ năm 2014 với sứ mệnh tắp sáng, lan toả, thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên, tạo mô trường cho các bạn trẻ giao lưu, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng khỏi nghiệp để các em định hình được cho mình hướng đi, định hướng cho tương lại trong quá trình lập thân, lập nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

Có được những chương trình như thế các em sẽ hình dung được tốt hơn, tự mình thấy kiến thức nào thiếu, kiến thức nào cần được bồi dưỡng thêm các em sẽ học để tích luỹ để sẵn sàng hoà nhập, bắt nhịp cuộc sống, có thể khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.

{keywords}
Một gian trưng bày sản phẩm do sinh viên sáng tạo 

Tính đến thời điểm này, chương trình đã thu hút được bao nhiêu ý tưởng dự án khởi nghiệp, trong đó tỷ lệ các dự án được ứng dụng thành công trong thực tiễn là bao nhiêu thưa bà?

GS.TS Nguyễn Thị Lan : Từ 2014 đến nay, chương trình đã thu hút gần 1.300 ý tưởng, dự án khởi nghiệp dự thi đến từ các trường cao đẳng, đại học và nhiều địa phương trên cả nước.  Các em qua nhiều vòng tuyển chọn.

Đặc biệt, các dự án từ chương trình "Khởi nghiệp Nông nghiệp" đã đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi "Khởi nghiệp quốc gia"; nhiều dự án đã phát triển thành các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng; tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động ở các địa phương, tạo tiếng vang lớn trong xã hội.

Ví dụ như ý tưởng của một sinh viên từng học trong trường bảo tồn, phát triển giống chè San Tuyết, loại trà cổ thụ ở Hà Giang, học sinh trường đã được các thầy cô hỗ trợ thành dự án khởi nghiệp giành giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia năm 2016.

Hiện sinh viên đã tốt nghiệp ra trường, các em trở về quê hương phát triển dự án thành công - thành lập doanh nghiệp chè San Tuyết Bó Đướt. Hiện nhiều sản phẩm của thương hiệu này không chỉ phục vụ trong nước mà đã tự tin xuất khẩu ra nước ngoài được khách hàng khó tính đón nhận.

Năm 2020, BTC đã nhận được bao nhiêu ý tưởng khởi nghiệp, thưa bà?

GS.TS Nguyễn Thị Lan: Hiện nay BTC đã nhận được hàng trăm ý tưởng khởi nghiệp. Qua các cuộc họp, hội đồng rà soát sẽ chọn lọc những ý tưởng tốt, ứng dụng được vào thực tiễn để ươm tạo, chu cấp tiền, học bổng để cho các em nghiên cứu thêm.

Đồng thời nhà trường cũng sẽ kêu gọi thêm các quỹ đầu tư, kết nối các doanh nghiệp để hỗ trợ cho các nhóm khởi nghiệp như vậy.

Học viện đã có những hoạt động gì hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp?

GS.TS Nguyễn Thị Lan:  HVNN Việt Nam là cơ sở đào tạo đầu ngành về lĩnh vực nông nghiệp. Với sứ mệnh của mình – trường trọng điểm công lập quốc gia về lĩnh vực nông nghiệp, trang bị nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp. Hiện Học viện cung cấp 60% nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp. Chúng tôi  muốn rằng “sản phẩm” của nhà trường là tạo ra các thế hệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng được với đòi hỏi thực tiễn của xã hội tuỳ theo thời gian, thách thức mới.

Để thúc đẩy quá trình khởi nghiệp, hỗ trợ cho các em, nhà trường tổ chức ra các chương trình để các em có thể có diễn đàn học hỏi chia sẻ.

Song song với đó nhà trường cũng kết nối với chương trình mạng lưới khởi nghiệp quốc tế, quốc gia để các em có được những cơ hội học hỏi. Đồng thời nhà trường cũng kết nối với các quỹ để hỗ trợ cho quá trình khởi nghiệp. Đặc biệt, nhà trường cũng giúp cho các em tạo ra được một sân chơi, một nơi để làm nghiên cứu khoa học, được trình bày ý tưởng sáng tạo của mình. Khi các em có ý tưởng rồi, nhà trường cử các cán bộ ươm tạo ý tưởng đó để cho các em có thể trưởng thành, hiện thực hóa ý tưởng đó thành các sản phẩm, các chương trình khởi nghiệp sau này.

Không chỉ tập trung đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp cho những sinh viên đang theo học, nhà trường cũng “tận dụng” tối đa những “kiến thức” từ những cựu sinh viên của trường - kết nối các thế hệ sinh viên của trường hỗ trợ nhau trong phong trào khởi nghiệp.

GS.TS Nguyễn Thị Lan: Chúng tôi luôn luôn muốn thế hệ đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm cho các thế hệ đi sau. Do đó nhà trường đã hình thành CLB Khởi nghiệp giao cho ban Công tác chính trị - HSSV chủ trì, chỉ đạo CLB này. Thông qua CLB các cựu sinh viên, anh chị sinh viên khoá trước có thể truyền đạt kinh nghiệm cho khoá sau.  

Chúng tôi cũng hình thành các trung tâm ươm tạo công nghệ. Tại đây, tất cả các sinh viên có mong muốn khởi nghiệp, mong muốn có những ý tưởng sáng tạo tham gia sẽ có các chuyên gia, các thầy cô giúp đỡ các em ươm tạo ý tưởng đó của các em. Khi hình thành các nhóm này, nhà trường thường đan xen giữa SV khoá trước với sinh viên khoá sau nhằm giúp các em học hỏi, tạo tính kế thừa giữa các nhóm sinh viên.

Trong những năm gần đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao hằng trăm suất học bổng khởi nghiệp với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng. Đồng thời, Học viện đã xây dựng và tổ chức đào tạo kĩ năng khởi nghiệp cho sinh viên, giúp các em có kĩ năng và tư duy khởi nghiệp, sớm trở thành những doanh nhân thành đạt sau khi tốt nghiệp.

Học viện cũng thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo để ươm tạo công nghệ và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển mô hình spin-off, tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đó là những mô hình từ sinh viên khởi nghiệp cùng với các thầy cô tạo ra những doanh nghiệp khoa học trong trường đại học. Đây là một mô hình mà chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian tới cần phải thúc đẩy phát triển để làm sao các ý tưởng, nghiên cứu khoa học ở trong trường đại học được chuyển giao, có sản phẩm thương mại hoá.

Xin cảm ơn bà!

Khởi nghiệp Nông nghiệp mùa thứ 6 mở đầu với Chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020” diễn ra vào ngày 10/7 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ, đồng hành của chương trình Khởi nghiệp quốc gia, Ban quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với Biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) với sứ mệnh thắp sáng, lan toả tinh thần khởi nghiệp, tạo mô trường cho các bạn trẻ giao lưu, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình lập nghiệp tương lai.

Chương trình năm nay sẽ gồm 2 phần chính: Triển lãm sản phẩm khoa học công nghệ, khởi nghiệp và chia sẻ toạ đàm.

Triển lãm các sản phẩm khoa học công nghệ và khởi nghiệp gồm các gian hàng trưng bày sản phẩm khoa học công nghệ của sinh viên, CBVC Học viện có tiềm năng thương mại hoá từ các đề tài nghiên cứu khoa học sẽ giúp lan tỏa, ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp tới đông đảo thanh niên, sinh viên. Đồng thời, buổi triển lãm còn có hàng chục gian hàng start-up trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao của các nhóm sinh viên khởi nghiệp của Học viện Nông nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, các địa phương.

Phần tọa đàm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo diễn ra vào 19 giờ tối cùng ngày cũng sẽ có rất nhiều nội dung đặc sắc, với 2 chủ đề “Đưa nghiên cứu khoa học vào khởi nghiệp" và “Từ ý tưởng khởi nghiệp đến thị trường” với sự tham gia của các chuyên gia khởi nghiệp, các nhà khoa học, các CEO thành công sẽ giúp các bạn sinh viên có được những góc nhìn mới, rõ ràng hơn về khởi nghiệp, kinh doanh, đặc biệt trong thời đại 4.0.

N. Huyền (thực hiện)

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !