Tháo ngòi nổ quả "bom ngực" khổng lồ

PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị ổn định cho một bệnh nhân bị biến chứng sau phẫu thuật nâng ngực với một bên ngực sưng to trên 1000cc.

Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân.

 

Bệnh nhân T.N.T, 30 tuổi quê ở Lạng Sơn, ngực chảy và teo lép sau khi sinh 2 bé. Dù mới cai sữa được 6 tháng, đầu ngực vẫn còn chưa thật hết sữa chị T.N.T đã quyết định đi phẫu thuât nâng ngực.

Do không tìm hiểu kỹ càng về bệnh viện, bác sĩ uy tín, các phương pháp mổ, loại túi ngực nào an toàn nên chị T. đã phó mặc toàn bộ cho các cô tư vấn viên của một thẩm mỹ viện.

Sau mổ mặc dù có to lên, nhưng ngực của chị cũng không làm sao mềm mại được, do ngại đi khám nên chị T. cứ để nguyên vậy. Khoảng 2 tuần nay, ngực bên trái bỗng nhiên sưng to rất nhanh, to lên gấp 2, gấp 3, rồi gấp 4 lần, cảm giác căng như quả bóng bay sắp nổ.

Lại nghe tin trên mạng có người bị vỡ túi ngực khi đi máy bay, chị T.N.T và chồng hốt hoảng đưa nhau về Hà Nội. Đầu tiên hai vợ chồng cũng chạy thẳng đến một thẩm mỹ viện, ở đây bác sĩ sau khi kiểm tra thấy rằng không thể xử lý trường hợp này một cách an toàn nên đã gợi ý vợ chồng chị T. vào bệnh viện khám.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân đến viện trong tình trạng nhợt nhạt, hốt hoảng và rất lo lắng. Bên ngực trái sưng to căng tròn như quả bóng bay với thể tích khoảng 3-4 lần bên đối diện, chu vi ước đến trên 50cm. Ngực phải kích thước bình thường nhưng méo mó và cứng chắc hơn nhiều. Chẩn đoán sơ bộ là tràn dịch muộn quanh bao túi ngực trên bệnh nhân có bao xơ co thắt. Sau khi tiến hành làm xét nghiệm, siêu âm, chụp cộng hưởng từ độ phân giải cao, khám gây mê hồi sức, cũng như chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết bệnh nhân được nhanh chóng chuyển qua phẫu thuật.

Ths.Bs Trần Thị Thanh Huyền - một thành viên của kíp mổ cho biết, đầu tiên các bác sĩ phải cắm một chiếc kim đầu to và xy lanh loại lớn 50ml vào ngực để hút dịch ra ngoài nhằm giảm áp ngay cho khoang ngực trước khi có thể tiến hành phẫu thuật. Lượng dịch hút được đã vượt quá sức tưởng tượng của các bác sĩ với hơn 10 xy lanh đầy tràn khoảng 600cc, cộng với cả 300cc túi ngực và khoảng 200cc ngực bệnh nhân có từ trước, tổng thể tích ngực của bệnh nhân trước khi phẫu thuật lên đến trên 1.000cc.

Sau khi tháo bỏ túi ngực các bác sĩ phải tiến hành phẫu tích toàn bộ bao xơ xung quanh túi ngực một cách khó khăn vì tổ chức bao xơ ở đây rất dày và có hiện tượng tăng sinh mạch phản ứng, có những lúc máu phun cả qua vết mổ thành tia lên trời. Ngoài ra tổ chức bao xơ còn xâm lấn vào sát cơ thành ngực và đập theo nhịp đập của tim ở phía dưới. Chính vì vậy các bác sĩ đã phải phải tiến hành phẫu tích hết sức tỉ mỉ vừa làm vừa cầm máu kỹ.

Các vị trí nghi ngờ có tổ chức quá phát thành u đều được đánh dấu và gửi giải phẫu bệnh sinh thiết tức thì cho đến khi kết quả.

Sau gần 6 tiếng phẫu thuật các bác sĩ đã tháo bỏ được túi ngực và rút ra hơn 600ml dịch lẫn chất nhày vàng đục, cùng toàn bộ lớp bao xơ kể cả những phần đã xâm lấn vào thành ngực và bảo tồn tối đa phần tuyến vú còn lại cho bệnh nhân. Cắt thu phần da thừa để chuẩn bị cho việc đặt lại túi ngực sau 6 tháng đến 1 năm khi tình trạng ngực ổn định. 

PGS Hà cho biết, tràn dịch muộn sau đặt túi ngực là một biến chứng tương đối hiếm gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên do hay phải tiếp nhận các ca biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ từ các nơi chuyển đến nên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng thường gặp 2 đến 3 ca một năm.

K.Chi

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !