Thảo luận Luật Công an xã: "Quyền lực ở nông thôn thì nông dân cũng dễ làm vua”

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đã nói như vậy khi góp ý dự án Luật Công an xã tại phiên họp thứ 2 của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều qua (15/8).
Thảo luận Luật Công an xã:
Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Theo đó, thảo luận về dự án Luật Công an xã, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, Công an xã có mấy đặc điểm: Thứ nhất, xét về quy định của Luật Công an Nhân dân thì đây là cơ cấu tổ chức trong Công an Nhân dân. Cụ thể, trong điều 4 và điều 16 Luật Công an Nhân dân quy định, Công an Nhân dân gồm lực lượng An ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân và Công an xã.

Thứ hai, theo Luật Quốc phòng thì đây là lực lượng vũ trang mà theo Pháp lệnh về Công an xã thì đây là lực lượng vũ trang bán chuyên trách. Theo các quy định của Luật về cán bộ công chức thì Trưởng Công an xã là công chức xã còn Phó trưởng Công an xã và Công an viên là người hoạt động không chuyên trách của xã và hưởng phụ cấp. Như vậy, với hệ thống như thế này thì trách nhiệm của Công an xã là rất lớn.

Bà Nga cho biết, theo thống kê của cơ quan soạn thảo, quyền và nghĩa vụ của Công an xã hiện được quy định trong Hiến pháp và trong 21 luật, thẩm quyền rất nhiều, vô cùng phức tạp.

“Với thẩm quyền như này, lực lượng Công an xã chịu áp lực rất lớn trong hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với dân nhiều nhất, thường xuyên nhất”, bà Nga nói.

Theo bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, quyền hạn, thẩm quyền của Công an xã hiện nay có liên quan đến Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, liên quan đến nhiều luật trong đó có những hoạt động mang tính chất là công tác điều tra ban đầu, rồi là lập các loại biên bản liên quan đến tố tụng rồi tuần tra kiểm soát giao thông, kiểm tra khác. Đây là những thẩm quyền rất quan trọng.

Theo bà Nga, để thực hiện thẩm quyền vừa mang tính chất là lực lượng vũ trang, vừa là cơ quan chức năng có thẩm quyền mang tính chất cơ quan tố tụng thì được trang bị vũ khí, súng, bình xịt hơi cay, roi điện, dùi cui. Tuy nhiên, trình độ đầu vào hiện nay so với các lực lượng khác trong công an thì Công an xã có trình độ đầu vào thấp nhất.

Bà Nga dẫn giải, theo Nghị định 73, trình độ đầu vào, tiêu chuẩn trình độ học vấn trong tuyển chọn Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã là học xong chương trình trung học phổ thông trở lên, có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận học xong chương trình THPT. Công an viên phải tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên, còn ở những vùng sâu vùng xa mà không đủ người thì thấp hơn như học xong Tiểu học trở lên.

Thảo luận Luật Công an xã:
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công an xã.

Bà Nga lo ngại, Công an xã với chức năng, quyền hạn rất lớn trong đó có những quyền liên quan đến quyền con người nhưng trình độ đầu vào rất thấp, nếu cứ để trình độ đầu vào như thế thì khó mà đảm bảo được.

“Nếu duy trì là lực lượng bán chuyên trách vừa làm công việc lực lượng vũ trang, trấn áp tội phạm, sử dụng biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh trật tự thì đương nhiên phải được sử dụng vũ khí, súng và công cụ hỗ trợ. Đây là những vũ khí công cụ có thể gây sát thương, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Nếu là lực lượng có thẩm quyền liên quan đến kiểm tra người trong tố tụng hình sự năm 2015 thì có giao cho Công an xã tiếp nhận tin báo tội phạm, lấy lời khai, có một số thẩm quyền bắt giữ người phạm tội quả tang, người truy nã, thu giữ vũ khí tang vật, lập biên bản. Nhiệm vụ này mà trình độ Tiểu học hoặc Trung học cơ sở làm tốt được hồ sơ ban đầu hay không thì tôi cho rằng không đảm bảo được”, bà Nga nêu quan điểm.

Phát biểu ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về sự cần thiết để ban hành Luật Công an xã và thấy đủ điều kiện trình ra kỳ họp Quốc hội thứ 2. Tuy nhiên, phải rà soát quy định của luật này với các luật liên quan để tránh chồng chéo.

Đề cập đến vị trí của Công an xã, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách là phù hợp vì không làm tăng thêm biên chế cơ sở.

“Nếu bây giờ chúng ta đưa lên chính quy thì hơn 1.1000 xã sẽ “phình” lên thế nào? Vì thế, vị trí này có hai loại ý kiến, tôi tán thành giao cho Bộ Công an quản lý và chịu trách nhiệm”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nơi làm việc của Công an xã, nếu quy định có trụ sở riêng hoặc nơi làm việc riêng sợ rằng không phù hợp với tình hình thực tế.

“Chung hay riêng là phụ thuộc vào tình hình thực tế của địa bàn đó. Do đó, để tránh xây dựng trụ sở tràn lan thì không nên nhưng vẫn phải có nơi làm việc”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đồng quan điểm về sự cần thiết phải có Luật Công an xã, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, khi rà soát và xem lại thấy trách nhiệm của Công an xã nhiều quá và rất nặng. Trong dự thảo Luật có 11 điều liên quan đến nhiệm vụ của Công an xã như: nắm tình hình an ninh trật tự, ATXH, tiếp nhận, phân loại xử lý các vụ việc, thực hiện công tác quản lý cư trú, bắt người phạm tội quả tang, tham gia bảo vệ trật tự ATGT…

Theo ông Bình, hình như 11 điều này trích ra từ 21 luật khác rồi gom lại đây. Điều này là do chúng ta bàn về các luật nhưng chưa hình dung ra mô hình chính quyền xã.

“Vì sao Công an xã làm tới 11 nhiệm vụ lớn như thế? Mô hình này là sao? Với trách nhiệm nặng như thế này, tôi cho rằng không đưa vào chính quy. Nhưng với nhiệm vụ nặng và với cơ chế chính sách như thế thì khó đảm bảo tuyển dụng được công an xã”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, cần ghi rõ trong Luật về trình độ của Công an viên vì nếu trình độ tốt nghiệp Tiểu học thì e rằng không đảm bảo. Có những việc như lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, mà việc lập biên bản và lấy lời khai ban đầu cực khó, sau này nó là cơ sở để thực hiện tố tụng hình sự nên nếu trình độ tốt nghiệp Tiểu học rất khó lập được biên bản.

“Cái chúng ta lo ngại nhất trong chính quyền ở xã, ở nông thôn là quan liêu, là ăn hiếp lẫn nhau, đối xử với nhau chưa công bằng. Các anh có quyền là các anh trở thành người không công bằng với người dân khác”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, trong đây không nói đến vấn đề phổ biến ở nông thôn là những người có chức năng quyền hạn không làm đúng chức năng, quyền hạn của người quản lý nhà nước, sao không nói đến vấn đề xử lý vi phạm.

“Khi có quyền lực ở nông thôn thì ông nông dân cũng dễ làm vua. Vì vậy nên có ràng buộc về trình độ cũng như giới hạn làm sao để anh ta không lạm dụng quyền hạn”, ông Bình nêu ý kiến.

Tuấn Minh

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !