'Tết chữa lành' trong căn biệt thự hơn 300m2 giữa phố cổ Hà Nội

Tết với gia đình ông Giao là thời gian để thư giãn, nhìn lại, chữa lành những thương tổn hoặc thiếu sót của năm cũ. Từ đó, tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực cho một năm mới hạnh phúc, bình an hơn.

Cuối con ngõ nhỏ số 6 Đinh Liệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một khu vườn xanh mát và căn biệt thự cổ mang vẻ đẹp của phong cách kiến trúc Pháp pha lẫn kiến trúc đình làng Việt cổ.

Chủ nhân của căn biệt thự là vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh và Phạm Thị Tề. Những năm 40 của thế kỷ trước, đây là nơi ở của gia đình, đồng thời là nơi chứng kiến việc buôn bán tấp nập của tiệm vàng Sư Tử.

 Khu biệt thự vườn có diện thích hơn 300m2 giữa phố cổ Hà Nội. Ảnh: Minh Tuấn


Ban đầu khu biệt thự có tổng diện tích hơn 700m2. Trải qua thăng trầm của lịch sử, căn biệt thự vườn còn lại hơn 300m2, hiện là nơi sinh sống của các con, cháu cụ Thanh.

Những ngày giáp Tết, trái ngược với sự hối hả của dòng người đang mua sắm ngoài phố, những người sống trong khu biệt thự vẫn giữ được sự thư thái, an nhiên.

Bên chiếc bàn đặt giữa vườn cây xanh mướt, nhắc đến Tết, ông Phạm Ngọc Giao (SN 1941) - con trai trưởng của cụ Thanh bỗng chốc hồi hồi: "Tết luôn là điều thiêng liêng đối với chúng tôi".

Những năm 40 của thế kỷ trước, bố mẹ ông Giao là những người nổi tiếng trong giới lọc vàng. Việc kinh doanh rất phát đạt nên càng gần Tết, công việc càng bận rộn. Thế nhưng, trước Tết bố ông Giao vẫn dành một buổi để đưa các con đi mua sắm.

Trong buổi mua sắm đó, các con được mua bất cứ thứ gì mình muốn với điều kiện chỉ được chọn 1 đến 2 món. Sau đó, mấy bố con cùng nhau đi chợ hoa trên phố Hàng Lược.

Ở nhà, cụ Tề - mẹ ông Giao dù có nhiều người giúp việc nhưng vẫn tự tay gói bánh chưng, chuẩn bị thực phẩm để những ngày Tết có mâm cỗ tươm tất.

 Ông Giao bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm về Tết.


Ông Giao hoài niệm, mâm cỗ của gia đình ông ngoài các món ăn truyền thống của người Hà Nội như nem, chả, bánh chưng, giò, cá kho còn có các món đặc biệt mà đến giờ, ông vẫn không thể quên được hương vị của nó.

Ông Giao kể: “Tôi nhớ nhất món canh bóng tôm bao của mợ (mẹ - nv). Mợ chọn loại tôm nõn, sau đó giã tay, trộn với bột nếp, nấm hương, cho vào khuôn để tạo thành các hình thù khác nhau rồi dùng nước luộc gà nấu lên.

Một món nữa là món măng tây nhập của Pháp. Món này nấu với cua bể, ăn ngon không tưởng và đã ăn một lần thì không thể nào quên được”.

“Nhưng sẽ là rất thiếu sót nếu như trong mâm cơm ngày Tết lại thiếu đi bát nước mắm cà cuống”, ông Giao nói tiếp. Những năm 40 - 50, cứ gần Tết, người bán hàng lại đội trên đầu một thúng cà cuống đã hấp chín rồi rao bán khắp phố.

“Cậu mợ tôi thường mua vài trăm con rồi lấy từ cà cuống ra hai bọc tinh dầu. Sau đó, cậu mợ chiết tinh dầu vào một chiếc lọ để dùng dần. Mỗi bát nước mắm chỉ cần một vài giọt tinh dầu cà cuống là vị đã thơm, ngon vô cùng”, ông Giao nhớ lại.

 Ban công căn biệt thự hướng ra khu vườn.


Ngày nay, cuộc sống đã đủ đầy nên những háo hức về Tết để được ăn, chơi đã không còn. Ông Giao cho biết, Tết nay trong gia đình ông lấy đoàn tụ là chính. Các thành viên dù ở xa đến đâu cũng phải về đoàn tụ chiều 30 Tết, cùng làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, nhớ về nguồn cội.

Sau đó, cả nhà sẽ cùng ăn với nhau bữa cơm tất niên; cùng nói chuyện, tâm tình, rũ bỏ tất cả những gì còn tồn đọng, vướng víu trong năm cũ; truyền cho nhau động lực hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn.

 Chiếc cổng nhuốm màu thời gian dẫn vào khu biệt thự vườn.


Sau bữa cơm đoàn tụ, nhiều năm liền, ông Giao chọn đi du lịch nhằm thư giãn, mở mang tầm mắt về thế giới và tiếp nhận những năng lượng tích cực để bắt đầu một năm mới hạnh phúc, bình an.

“Tôi đã du lịch hơn 20 quốc gia và nhiều danh lam thắng cảnh ở Việt Nam. Năm nay, sức khỏe kém hơn nên tôi không có điều kiện đi nữa. Thay vào đó, tôi sẽ dành thời gian cho những sở thích nho nhỏ khác như gặp gỡ bạn bè, chăm sóc vườn cây hoặc nghiên cứu thêm về những bài thuốc nam dược …”, ông Giao nói, mắt ánh lên vẻ an nhiên, tự tại.

 Vũ Lụa-Tú Linh

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Thu Quỳnh chia sẻ làm mẹ đơn thân lần 2

Nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ, cô luôn tin hạnh phúc chính là một sự lựa chọn khi quyết định có con lần thứ 2 và một lần nữa làm mẹ đơn thân.

Bông hồng đất Bắc thành nữ hoàng vũ trường Sài Gòn xưa và vụ đánh ghen chấn động

Sở hữu khuôn mặt đẹp, làn da trắng hồng cùng đôi chân dài điệu nghệ, đôi mắt lẳng lơ, cô gái được mệnh danh là “bông hồng đất Bắc” Nam tiến, khuynh đảo các sàn nhảy và trở thành "nữ hoàng vũ trường" của Sài Gòn xưa.

Cuộc tình kỳ lạ của mỹ nữ được giới ăn chơi Sài Gòn xưa cung phụng

Cô Ba Trà được vô số công tử hào hoa, đại điền chủ, thậm chí giới công chức giàu có mê đắm, ngỏ lời cưới xin. Thế nhưng, "hoa khôi" của Sài Gòn xưa bỏ qua tất cả và có cuộc tình kỳ lạ với một thanh niên vô danh.

Lén gửi tiền nuôi con riêng, tôi rơi nước mắt khi nghe vợ nói mấy câu

Mấy năm nay, tôi đều lén lút gửi tiền cho con riêng qua tài khoản của vợ cũ. Ngoài tiền, tôi còn kèm những món quà như quần áo, đồ dùng học tập và đồ chơi để con cảm nhận được sự quan tâm của bố.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Đang cập nhật dữ liệu !