Tạm biệt Bali đừng quay đầu lại!
Tạm biệt Bali đừng quay đầu lại!
Chẳng lạ gì khi du lịch Việt Nam vừa bị một blogger Mỹ chê tơi tả trên trang web Huffington Post hôm 30/1/2012 thì lại được tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet xếp vào “điểm đến luôn luôn có giá trị tốt mà du khách nên khám phá” và đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 10 điểm đến có ý nghĩa nhất trong năm 2012.
Bali, hòn đảo nổi tiếng nhất của Indonesia, xưa nay vẫn được ví như “hòn ngọc bích châu Á”, “thiên đường du lịch nhiệt đới”, nhưng trong con mắt của một bộ phận du khách, lại là chốn “không nên trở lại”! Hãy xem trải nghiệm thực tế 8 ngày Bali của một “tín đồ du lịch” Việt.
Chẳng lạ gì khi du lịch Việt Nam vừa bị một blogger Mỹ chê tơi tả trên trang web Huffington Post hôm 30/1/2012 thì lại được tạp chí du lịch danh tiếng hàng đầu thế giới Lonely Planet xếp vào “điểm đến luôn luôn có giá trị tốt mà du khách nên khám phá” và đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 10 điểm đến có ý nghĩa nhất trong năm 2012.
Trưa qua chú tài xế taxi chở hai đứa ra sân bay ở Kuta để về lại Việt Nam, chú ta hỏi tôi: “Thích Bali không? Sẽ quay lại không?”. Tôi trả lời (rất là hoa mỹ) rằng: “Còn nhiều nơi khác tôi muốn được nhìn ngắm lắm!”. Nói vậy thôi nhưng thực ra câu trả lời trong lòng mình là: “Không!”
Bali là nơi tôi mong muốn đến từ lâu. Bali mà, Bali quá nổi tiếng! Chuyến đi lần này cũng là chuyến đi mà hai đứa mong đợi từ lâu. Nhưng cuối cùng, Bali hóa ra lại không hề như mơ. Ở Bali, 2 địa danh nổi tiếng nhất là Kuta và Ubud. Kuta nằm gần Denpasar, thủ phủ của Bali, cách sân bay chỉ khoảng 15 phút đi taxi. Lúc xuống sân bay tôi mua vé taxi từ sân bay về là 60 nghìn rupiah, đến hôm về bắt taxi từ Kuta ra ngược lại sân bay, quãng đường y hệt, mất chỉ 30 nghìn rupiah (?!). Đấy là chuyện thứ nhất!
Một trong vô số ngôi đền Hindu ở Bali
Chuyện thứ hai.
Vừa xuống sân bay, tôi tìm ngay chỗ đổi tiền. Tỷ giá ở trong sân bay là 1USD = 8.700rupiah. Thấy có vẻ hơi thấp so với giá kiểm tra trên mạng nên tôi chỉ đổi 300USD trước xem sao. Về đến Kuta mới lại hoang mang. Rất nhiều quầy đổi tiền nhưng mỗi quầy một giá, chênh lệch lạ lùng. Nơi thì 8.800, nơi thì 8.900, nơi thì 9.000.
Đặc biệt, đến hôm tôi hết tiền, cần đi đổi thêm thì phát hiện một quầy có tỷ giá là 9.200. Quá vui sướng, hai bạn tung tăng bước vào, đổi thử 100USD. Anh bạn đổi tiền mặt mũi tươi cười, đon đả, bảo: “My friend, các bạn của tôi, đổi 100USD hử, tôi cho các bạn giá tốt, 9.500 luôn nè!”. Tự nhiên tôi sinh nghi, nghĩ, “Có gì uẩn khúc đây!”. Tôi liền tập trung chăm chăm nhìn tay anh bạn thoăn thoắt đếm tiền. Hắn đếm tiền mà miệng thì cứ liến thoắng nói chuyện, hỏi han tôi như thể muốn làm phân tán tư tưởng. Xong xuôi thì hắn bày tiền ra bàn, đếm như sau: Một, hai, ba này. Ba trăm này, để thành một xấp. Một hai ba, ba trăm nữa này, lại để thành một xấp bên cạnh. Xong lại một hai ba, ba trăm nữa này, lời thêm một xấp. Vậy là 3 xấp 3 trăm là chín trăm nhé, thêm năm mươi nữa là chín trăm năm mươi nhé! Đây, tiền đây, các bạn bỏ ngay vào túi đi, cẩn thận nhé! Hắn ta cứ liên tục thúc giục tôi bỏ tiền vào túi ngay và nhanh. Tôi bảo không, tôi muốn đếm lại. Lạ lùng thay, dù tôi đếm hai lần hẳn hoi, nhưng chả hiểu sao xấp tiền rõ ràng là chín trăm năm mươi nghìn hắn vừa đếm trước mặt mình ngót hẳn đi, chỉ còn sáu trăm năm mươi nghìn. Biết là bị lừa, tôi gào lên sao chỉ có bằng này. Hắn lại bảo sao thế được, cô đếm thế nào chứ, đưa đây đếm cho này. Thế là xấp tiền từ sáu trăm năm mươi nghìn từ tay tôi sang tay hắn đếm lại thành tám trăm năm mươi nghìn. Tôi lúc này điên lắm rồi, hỏi sao ban nãy là 950 nghìn, giờ chỉ 850 nghìn là thế nào! Hắn nham nhở cười bảo trừ tiền hoa hồng nữa chứ! Chả kịp nghĩ ngợi gì, tôi giật lại luôn tờ 100USD của mình và đi thẳng! Lòng hơi hồi hộp sợ hắn chạy theo đập mình!
Điệu múa cổ kisak huyền bí
Chuyện thứ ba. Buổi tối ở Kuta, tôi đang đi bộ kiếm cái nhà hàng mà Lonely Planet bảo là Top Choice - Sự lựa chọn hàng đầu (mở ngoặc thêm là đi Bali thì xin đừng tin những gì Lonely Planet nói), tôi ghé vào lề đường hỏi thăm thì gặp ngay một chú taxi dù, đầu tiên chú chỉ đường nhiệt thành lắm, xong kết luận là “từ đây đến đó xa lắm bạn ơi, 5 kí lô (chú nói chính xác là vậy), 5 kí lô lận đó”. Tôi phớt lờ, bỏ đi bộ luôn, ai ngờ vừa rẽ qua một phát là tới ngay cái nhà hàng. 50 mét còn chưa tới, huống hồ gì “5 kí lô”!
Chuyện thứ tư là ở Bali cái gì cũng đắt đỏ và dân du lịch thì bị làm tiền nơi nơi. Đầu tiên là ở sân bay, bay trong nước thì vui lòng đóng thuế 80.000rupiah. Bay quốc tế thì 150.000rupiah. Không có tiền rupiah mà đưa 20USD thì miễn hoàn lại, mất luôn! Nhưng tôi tức, tôi không chịu mất, tôi đứng đấu tranh về tỷ giá mãi trước quầy làm thủ tục để cuối cùng được cô nhân viên cau có quăng lại cho mấy tờ rupiah lẻ, tôi vẫn thấy hài lòng. Ngoài ra thì đi đâu cũng mất đủ thứ tiền linh tinh. Ăn uống thì đắt phát khiếp. Ăn làng nhàng thôi cũng khoảng 10USD/người, đừng nói chi là vào nhà hàng này nọ. Tiền khách sạn thì đắt điên dù đang là mùa thấp điểm nhất trong năm, một guest house tệ nhất thì giá bèo bèo cũng đã là 200.000rupiah đến 250.000rupiah tức là khoảng đâu đó 500 nghìn tiền Việt mà bẩn thỉu. Càng đâm đầu vào những chỗ Lonely Planet ngợi ca thì lại càng bẩn và đắt vô lý.
Chuyện thứ năm. Bãi biển Kuta mùa này thì chỉ cần đi dạo một lát là có thể tìm được tất cả những gì bạn cần cho sinh hoạt hàng ngày: chai lọ, lược, túi ni lông, quần áo, kính, dép… thậm chí có rất nhiều những súc gỗ to cả vòng tay người ôm bị sóng đánh dạt vào bờ. Nghe bảo vì đang là mùa mưa nên biển dơ bẩn như thế. Nhưng tôi nghĩ một nơi nổi tiếng về du lịch như vậy mà để bãi biển của mình như thế thì thật uổng phí! Biển Kuta sóng lớn, cấm bơi lội, chỉ dành cho lướt sóng. Bạn X. của tôi tung tăng lướt sóng thì suýt bị gỗ trôi nổi dưới biển quất vào đầu, hoảng quá đi lên. Muốn có một bãi biển đàng hoàng để có thể tắm được thì phải xách xe máy đi vài chục phút, mò mẫm len lỏi giữa bạt ngàn những khu resort để tìm. Giao thông ở Bali, nhất là ở nội thành Kuta và Ubud thì thật là hỗn loạn, kẹt xe nơi nơi vì đường sá nhỏ xíu mà xe buýt thì lại đầy kín. Mình hỏi chú tài xế rằng mùa cao điểm thì nó sẽ như thế nào? Chú chỉ lắc lắc đầu, mặt rõ chán nản!
Đến Kuta, mọi người phải dũng cảm trả giá, dù là mua gì và ở đâu đi chăng nữa, câu cửa miệng của tôi là: “Có giảm giá được cho mình nữa không?”, sau đó tính tiếp. Thường thì tôi trả quá nửa giá cho chắc ăn. Ví như 250 nghìn thì trả 80 nghìn, 90 nghìn, 100 nghìn là ngúng nguẩy bỏ đi, thường thì họ sẽ kêu lại, chốt giá đâu đó khoảng 110 nghìn hoặc 120 nghìn.
Điểm sáng duy nhất của chuyến đi là Ubud và cái khách sạn tôi ở tên là Artini. Không biết mùa cao điểm thì sao nhưng tôi nghĩ cứ đi thẳng vào khách sạn, hỏi và trả giá là tốt nhất. Ví dụ như cái Artini treo giá là 70USD, tôi kỳ kèo trả giá một hồi được 50USD. Khách sạn rất là đẹp, như một resort nhỏ khép kín, hồ bơi xinh xắn, chung quanh xanh rì rì. Ubud khác hẳn Kuta náo nhiệt và ồn ào. Ubud xanh mướt và yên tĩnh. Ban đêm chỉ khoảng 8, 9 giờ là mọi cửa hàng đóng cửa đi ngủ. Nói về cửa hàng thì Ubud thật đúng với tên gọi, là thị trấn của các nghệ nhân. Những đồ vật trang trí bằng gỗ, bằng bạc ở đây làm tôi mê mẩn. Đi đâu cũng muốn nhào vô ngắm nghía và móc tiền mua như bị mộng du. Nếu các bạn muốn mua thì tốt nhất chỉ nên ngắm nghía ở cửa hàng và đi mua ở chợ Ubud, tha hồ trả giá và rẻ hơn nhiều. Ban đêm thì nhất quyết phải đi xem múa và kịch truyền thống ở Hoàng cung Ubud cổ. Tuy có những đoạn kịch đối đáp tôi không hiểu, buồn ngủ rũ ra, nhưng cuối cùng thì thấy rất đáng xem.
Thôi, tóm lại là Bali không như tôi hằng mơ mộng. Việt Nam mình vẫn là nhất dù tối hôm tôi về, vừa xuống sân bay gặp ngay một chú taxi Saigontourist, tưởng tôi là dân lơ ngơ bèn tìm cách lừa tiền, làm tôi cãi nhau khan cả tiếng. Tôi còn nhớ, trong cơn phẫn nộ hôm ấy tôi đã gào lên rằng: “Anh lừa lọc như vậy mà gặp người nước ngoài, họ sẽ nghĩ sao về Việt Nam mình?”, nghe thật to tát, mang cả sự buồn bực về Bali trong câu nói ấy…
Bali dành cho ai? * Bali còn là nơi thư giãn và thưởng thức các món ăn hải sản trên bờ biển theo cách dân giã hay thử nghiệm chăm sóc cơ thể bằng những phương pháp vật lý trị liệu với nguyện liệu đặc biệt của địa phương. Thực đơn du lịch Và, khi đã đến Bali, bạn chớ vội tiêu hết sạch tiền Indonesia, hãy để dành ra 180.000 Rubiah để khi về thì trả phí phục vụ ở sân bay(30.000 ở sân bay Denpasar, Bali và 150.000 ở sân bay Jakatar). A.T Những lý do cần suy nghĩ trước khi đến Bali: |
Theo Thể thao & Văn hóa