Sức sống trên làng lập nghiệp ở thị trấn đảo Trường Sa Lớn

Với hàng chục hộ dân cùng những thế hệ công dân mới sinh ra và lớn lên tại đây, Thị trấn Trường Sa đang minh chứng cho sức sống mãnh liệt của người Việt Nam và đây cũng là sự tiếp nối các thế hệ ông cha trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Sức sống trên làng lập nghiệp ở thị trấn đảo Trường Sa Lớn

> Gieo chữ nơi đầu sóng Trường Sa

> Chuyện về những người độc hành gác đèn biển

> Đầu năm trúng mùa cá trên biển Trường Sa

>

Thị trấn Trường Sa (đảo Trường Sa Lớn) được xây dựng thành trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt trên huyện đảo Trường Sa theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây cùng với xã đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn hợp thành 3 làng quân nhân, làng lập nghiệp trên huyện đảo Trường Sa.

Sức sống trên làng lập nghiệp ở thị trấn đảo Trường Sa Lớn
Sức sống trên làng lập nghiệp ở thị trấn đảo Trường Sa Lớn

Các hộ gia đình trên thị trấn Trường Sa Lớn. Ảnh: tư liệu

Từ trung tâm thị trấn trên đảo Trường Sa Lớn, một con đường bê tông rộng chạy thẳng đến làng lập nghiệp. Núp dưới những tán cây bàng vuông, các ngôi nhà thơm mùi sơn mới của làng đều tăm tắp, kéo dài ra mép biển. Theo quy hoạch chung của UBND huyện đảo Trường Sa, các ngôi nhà ở thị trấn được xây dựng cùng một kiến trúc vừa đảm bảo cảnh quan môi trường, vừa tăng khả năng chịu đựng trước thời tiết khắc nghiệt trên đảo. Mỗi căn rộng khoảng 100 m2, có 3 phòng: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và công trình phụ được thiết kế liên hoàn. Trước mỗi căn nhà đều có mảnh vườn nhỏ để trồng rau, cây ăn quả và nuôi gà, vịt.

Hàng ngày, các hộ dân làm công nhân hợp đồng cho UBND thị trấn, khai thác hải sản, chăn nuôi... Các chị phụ nữ sau thời gian làm việc cho các cơ quan, đơn vị của thị trấn khi trở về nhà lại bắt tay vào lo bữa cơm ngon, canh ngọt cho gia đình. Còn cánh đàn ông khi trời yên, biển lặng, họ lại đi thuyền thúng ra biển đánh cá. Buổi chiều, dù bận việc tới đâu các chị đều rủ nhau ra bờ biển chờ những đức lang quân của mình về với những xâu cá nặng trĩu trên tay. Được biết, số cá hàng ngày đánh bắt được của các ngư dân sẽ được UBND thị trấn, các đơn vị khác trên đảo thu mua, nhập kho với giá thỏa thuận. Ngược lại, các ngư dân ở đây khi gặp khó khăn cũng sẽ được thị trấn hỗ trợ rau xanh, lương thực. Vì vậy, tình cảm quân dân ngày càng khăng khít.

Lúc mới ra đảo, bộn bề khó khăn vây quanh cuộc sống của các hộ dân.Vợ chồng anh Nguyễn Xuân Yên nhớ lại những cảm xúc đầu tiên khi quyết định đưa 2 đứa con nhỏ ra lập nghiệp ở thị trấn Trường Sa, anh chị tâm sự: "những ngày đầu mới ra đây, mọi thứ trên đảo đều bỡ ngỡ với chúng tôi, nhưng nhờ sự hỗ trợ của lãnh đạo thị trấn Trường Sa và cán bộ,chiến sĩ trên đảo nên cuộc sống của các gia đình giờ đã ổn định".

Những năm vừa qua, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, các hộ dân đã nhận được sự quan tâm của đất liền, nên mỗi hộ đều có tủ lạnh, tivi… Hệ thống năng lượng sạch, trạm phát sóng Viettel cùng mạng thông tin VSAT đã giúp người dân trên đảo có điều kiện mở mang dân trí và nâng cao đời sống tinh thần. Anh Nguyễn Văn Chung, phấn khởi cho biết: “Được sự quan tâm của đất liền, mà trực tiếp là chính quyền Thị trấn Trường Sa, cuộc sống của chúng tôi đã ổn định. Có xa đất liền chút nhưng quả thật chúng tôi gần như không thiếu thốn thứ gì trong cuộc sống thường ngày...”.

Sức sống trên làng lập nghiệp ở thị trấn đảo Trường Sa Lớn

Các em thiếu nhi đang học tập và sinh sống cùng gia đình trên đảo Trường Sa

Nhằm đảm bảo cho con em của ngư dân có chỗ vui chơi và học tập, UBND thị trấn đã xây dựng một ngôi trường và điểm vui chơi cho các em thiếu nhi. Trường học có 5 "lớp" với 8 học sinh đều là con em ngư dân trên đảo do cô giáo Bùi Thị Nhung giảng dạy. Cô Nhung cho biết, những ngày đầu đặt chân đến thị trấn Trường Sa, cô xen lẫn nhiều cảm xúc, vừa thấy hồi hộp, lo lắng, vừa hạnh phúc. Hồi hộp, lo lắng vì không biết cuộc sống ngoài đảo như thế nào, có khác gì đất liền không, còn hạnh phúc vì được tiếp tục công việc yêu thích bấy lâu nay đó là dạy học. Kỷ niệm nhớ nhất mà cô Nhung chia sẻ với chúng tôi trong niềm xúc động, đó là lúc tiễn các em học sinh vào đất liền học cấp 2, lúc đó cả cô và trò đều khóc… Chị Thu Hạnh, phụ huynh em Nguyễn Văn Hiền, học sinh học lớp 5 cho biết mong ước của mình: "tôi mong sao sau này các cháu nhỏ được học cấp II ngay tại đảo để không phải xa gia đình, xa bàn tay chăm sóc của bố mẹ sớm như bây giờ nữa".

Cuộc sống mới đang sinh sôi nảy nở mãnh liệt trên thị trấn Trường Sa, nó được minh chứng qua những thế hệ công dân mới được sinh ra và đang lớn lên tại đây, như: em Nguyễn Chen Sy, Nguyễn Ngọc Trường Xuân, Hồ Song Tất Minh, Chúc Nữ… Những em bé chào đời giữa ngàn trùng sóng nước không đơn thuần là qui luật sinh tồn, mà còn thể hiện sự tiếp nối truyền thống của các thế hệ người Việt Nam trong việc bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Thượng Tá Đinh Văn Hải, Đảo trưởng kiêm Chủ tịch UBND Thị trấn Trường Sa (huyện đảo Trường Sa) khẳng định: "Trường Sa Lớn sẽ có thêm nhiều những em bé khác ra đời, sẽ có nhiều chiến sĩ hải quân “nhí” lớn lên từ hòn đảo thân yêu này. Chúng tôi sẽ tạo những điều kiện tốt nhất để bà con làm ăn sinh sống ổn định và lâu dài trên đảo".

Lại bắt đầu một năm mới trên huyên đảo Trường Sa với những đổi thay hàng ngày. Ở đó có quân và dân bên nhau lạc quan cho một cuộc sống bình dị ở nơi mỗi nhành cây, ngọn cỏ, viên đá cũng thấm đẫm ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền tổ quốc.

Tùng Đặng

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !