Sự khủng khiếp trong các trại lao động khổ sai ở Triều Tiên

Hôm qua (2/5), Triều Tiên đã kết án công dân Mỹ Kenneth Bae 15 năm lao động khổ sai vì đã có “những hành động thù địch” chống lại chính quyền Bình Nhưỡng. Bản án này làm gợi lên câu hỏi: Vậy “lao động” khổ sai tại một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới này sẽ như thế nào?

Theo tác giả John Hudson trên tờ Foreign Policy, dựa vào lời kể của những người đã từng bị Triều Tiên kết án lao động khổ sai, câu trả lời cho câu hỏi trên khá đa dạng, từ tình trạng khó chịu cho tới sự tra tấn kinh hoàng; cho nên hiện vẫn chưa rõ tương lai của phạm nhân mới nhất sẽ ra sao.

Ông Bae, người điều hành du lịch của một công ty ở Trung Quốc, đã bị bắt ở khu vực đông bắc Triều Tiên sau khi đưa một nhóm doanh nhân từ Trung Quốc vào Triều Tiên hồi tháng 11 năm ngoái. Dưới đây là một trong những kịch bản đang chờ đợi ông Bae. 

Sự khủng khiếp trong các trại lao động khổ sai ở Triều Tiên - ảnh 1
Lao động khổ sai ở Triều Tiên.

Cách đây 4 năm, hai nhà báo Mỹ là Laura Ling và Euna Lee cũng đã rơi vào hoàn cảnh tương tự ông Bae. Họ từ Trung Quốc qua biên giới sang Triều Tiên và sau đó bị Bình Nhưỡng kết án 12 năm lao động khổ sai vì có “những hành động thù địch”.

Mặc dù bị kết án như vậy nhưng hai nữ nhà báo này chưa phải dành một giây nào trong trại lao động dù bị giam giữ tại Triều Tiên trong 5 tháng. Họ được đối xử hết sức nhã nhặn khác hẳn với tình trạng thù địch đầy căng thẳng lúc họ mới bị bắt.

“Tôi không bị gửi tới một trại lao động nào. Tôi ở trong một căn phòng có giường ngủ và nhà tắm và một căn phòng liền kề với 2 nữ bảo vệ”, nhà báo Laura Ling kể lại.

May cho nhà báo Ling là em gái chị, Lisa Ling là một nhà báo khá nổi tiếng ở Mỹ và hãng tin mà chị này làm việc, Current TV phần nào thuộc quyền sở hữu của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore. Sau đó ông Al Gore đã nhờ cựu Tổng thống Bill Clinton bay sang Triều Tiên và hai nữ nhà báo được thả tự do.

Những người khác thì kém may mắn hơn.

Theo câu chuyện của nhà báo Ravi Somaiya của tờ New York Times, một người Mỹ tên là Aijalon Mahli Gomes đã bị giam giữ trong một “trại lao động tàn bạo” hồi năm 2010 và đã “tìm mọi cách để tự tử” do điều kiện sống quá khốn khổ. 

Nhà báo Somaiya cho biết “Các nhà ngoại giao Thụy Sĩ, đại diện cho nước Mỹ tại Triều Tiên, cũng biết về tình trạng của ông ấy”. Sau đó, Aijalon đã được thả tự do nhờ sự can thiệp của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.

Cũng theo Somaiya, một người Mỹ khác tên là Robert Park đến từ Los Angeles đã từng có mặt bên trong một trại lao động cũng vào năm 2010 sau khi ông này băng qua biên giới Trung Quốc – Triều Tiên. Ông chỉ bị giam giữ tại đây trong 6 tuần nhưng khi quay lại Mỹ ông đã phải tới sống tại các cơ sở từ thiện xã hội do “hậu quả của sự lạm dụng tình dục nghiêm trọng mà ông phải chịu trong thời gian bị giam giữ”.

Sự khủng khiếp trong các trại lao động khổ sai ở Triều Tiên - ảnh 2
Hình ảnh vệ tinh về các trại lao động khổ sai ở Triều Tiên.

Bên cạnh đó là câu chuyện về cách Triều Tiên đối xử với các tù nhân chính trị.

Theo báo cáo của Hiệp hội luật sư Hàn Quốc năm 2009 dẫn lời khai của những người sống sót và cựu giám thị tại các trại lao động của Triều Tiên, Họ đã kể lại chi tiết về cuộc sống hàng ngày đầy khốn khổ của khoảng 200.000 tù nhân chính trị tại các trại lao động này.

“Do khẩu phần ăn chủ yếu là ngô và muối, những tù nhân này bị rụng răng, lợi chuyển dần sang màu đen, xương của họ yếu đi và khi về già họ bị còng lưng”, báo cáo này cho biết.

“Họ phải lao động từ 12 – 15 giờ mỗi ngày cho tới khi chết vì các bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng, vào khoảng trên dưới 50 tuổi. Do chỉ được phát 1 bộ quần áo, họ sống và chết trong tình trạng rách rưới”, Hiệp hội luật sư Hàn Quốc cho hay.

Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Ân xá quốc tế cũng đưa ra một bức tranh khủng khiếp không kém.

“Sự kết hợp giữa lao động bắt buộc đầy nguy hiểm với tình trạng thiếu thốn lương thực, đánh đập, gần như không có chăm sóc y tế và điều kiện sống mất vệ sinh đã khiến các tù nhân bị ốm và rất nhiều tù nhân đã chết khi trong trại lao động hoặc ngay sau khi được thả tự do”, Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết.

Một cựu tù nhân kể lại rằng: “Mỗi ngày, chúng tôi nhận được 120gram ngô đã bị hỏng. Vì thế nhiều người vào cùng năm với tôi đã không qua được hạn tù của mình và chết vì đói”.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !