Siêu bão Mangkhut cực kỳ nguy hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp Bắc bộ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là cơn bão lớn, đi vào khu vực đông dân cư. Vì thế cần khẩn trương có phương án ứng phó kịp thời, khẩn trương, quyết liệt nhằm giảm thiểu tác hại và ảnh hưởng của cơn bão.

Siêu bão Mangkhut sẽ đổ bộ vào Việt Nam trong 24h tới

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 3 đến 5 ngày tới (16 - 18/9), siêu bão Mangkhut vẫn có cường độ rất mạnh và khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong các ngày 17 và 18/9. Hoàn lưu bão gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 17-19/9.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Hiện nay trên thế giới đang có 9 cơn bão hoạt động, trong đó cơn bão Mangkhut là mạnh nhất. Với cấp gió hiện tại, bão Mangkhut đạt cấp 5 (Cấp lớn nhất trong thang bảng quốc tế), mạnh hơn cơn bão Harvy đã đổ bộ vào mỹ năm 2017 (cấp 4).

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các cơ quan bộ, ngành liên quan cần chủ động có phương án ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do siêu bão Mangkhut gây ra.

Siêu bão Mangkhut với cường độ mạnh cấp 17 đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Philippin và bắt đầu ảnh hưởng đến đảo Luzon; dự báo sẽ đi vào Đông Bắc biển Đông trong sáng ngày 15/9 với sức gió cấp 14-15 giật cấp 17, có khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào ngày 17/9.

Những điểm đáng lưu ý về ảnh hưởng của cơn bão này gây ra là sóng mạnh, gió lớn trên vịnh Bắc bộ sẽ bắt đầu từ sáng sớm ngày 16 đến sáng sớm ngày 17/9. Vùng bị ảnh hưởng trực tiếp là khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Cường độ bão rất mạnh (cấp 11-12 giật cấp 14) và gây mưa lớn cho Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Bão gây sóng lớn cao 14m ở khu vực Bắc Biển Đông, cao 4m ở quần đảo Hoàng Sa, giữa biển Đông; tổ hợp nước biển dâng và sóng ở khu vực ven bờ cao từ 4-5m. Thậm chí rìa Nam của bão sẽ còn ảnh hưởng đến các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Từ các tính toán của Tổng cục về sóng gió và thủy triều, nước dâng do bão..., cơn bão đổ bộ vào trưa 17/9 cũng là lúc thủy triều lên cao nhất nên sẽ gây ra nước dâng, sóng cao từ 4-6m. Đê biển của toàn bộ các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Nghệ An sẽ ảnh hưởng.  

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến ứng phó với siêu bão Mangkhut chiều 14/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh về công tác đảm bảo an toàn trước ảnh hưởng do bão.

Theo đó, đối với các tuyến biển đảo, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú, hướng dẫn tổ chức sắp xếp tàu thuyền neo đậu để đảm bảo an toàn. Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, thực hiện cấm biển, kể cả các tàu vận tải và du lịch xong trước 10h ngày 16/9/2018. Chỉ đạo gia cố, đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy sản, tập trung thu hoạch sớm các khu nuôi trồng thủy sản. Tổ chức sơ tán người dân tại các khu vực ảnh hưởng do bão. Việc sơ tán dân hoàn thành trước 17h ngày 16/9.

Đảm bảo an toàn cho người dân là nhiệm vụ cao nhất

Trước diễn biến phức tạp của siêu bão Mangkhut và áp thấp nhiệt đới trên đất liền (suy yếu từ bão số 5), chiều 14/9, Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng cùng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh thành phố khẩn trương tập trung một số nội dung để sẵn sàng ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do siêu bão Mangkhut gây ra.

Vị trí và đường đi của siêu bão Mangkhut. (Ảnh: TT DBKTTV TƯ)

Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (UBQG ƯPSC - TKCN) cùng các Bộ, ngành, địa phương, nhất là các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động xây dựng ngay phương án, kiểm tra lại lực lượng, vật tư, phương tiện, phương án… để đảm bảo ứng phó hiệu quả nhất.

“Yêu cầu BCĐ TƯPCTT phối hợp với cơ quan dự báo khí tượng thủy văn xác định, thông báo thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng và các hệ thống thông tin chuyên dùng; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để tàu thuyền, phương tiện vận tải không đi vào và chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng, ngành thủy sản, ngành giao thông vận tải và chính quyền các địa phương phải chủ động phối hợp nắm thông tin đầy đủ từng tàu thuyền, phương tiện trên biển, đồng thời rà soát, kiểm đếm tất cả các tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển (kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch), nhất là các phương tiện hoạt động xa bờ để hướng dẫn di chuyển tránh trú an toàn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, tuyệt đối không để tàu thuyền ra khơi đi vào vùng nguy hiểm. Đồng thời, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại các khu vực neo đậu, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi vào tránh trú.

“Tổ chức, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với các lồng bè, khu vực nuôi trồng thủy hải sản; Chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển”, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Đối với khu vực trên đất liền, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo hướng dẫn thực hiện tốt việc chằng chống nhà cửa, trụ sở, kho tàng, trường học, biển quảng cáo, cắt tỉa cành cây.

“Đặc biệt, phải có giải pháp bảo vệ an toàn nhà của người dân, đây là nhiệm vụ cao nhất, triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình, bến cảng, khu công nghiệp ven biển, các dự án đang thi công, kho tàng, hầm lò, hệ thống truyền tải điện, các công trình hạ tầng, các cột – tháp cao", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu chủ động rà soát các khu vực nguy hiểm (khu vực nguy cơ bị ngập do nước biển dâng, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở ven biển, cửa sông,...), các công trình không bảo đảm an toàn để chủ động xây dựng phương án sẵn sàng sơ tán dân khẩn cấp khi bão đổ bộ vào. Riêng đối với các địa phương dự báo có mưa lớn cần quan tâm triển khai các giải pháp như chống ngập úng vùng trũng thấp, ngập úng đô thị; lũ trên các tuyến sông, đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập.

Đối với các tỉnh miền núi, Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, thông báo cho người dân để chủ động phòng tránh và kiên quyết sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

Về phía Bộ NN&PTNT, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động chỉ đạo thực hiện tiêu thoát nước đệm để chống úng cũng như các giải pháp khác để bảo đảm an toàn cho các diện tích lúa và hoa màu.

Đối với hồ chứa thủy lợi, thủy điện, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương chủ động chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn các hồ chứa, tránh thiệt hại cho hạ du.

Đối với hệ thống đê điều, Phó Thủ tướng yêu cầu phải kiểm tra, triển khai ngay các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn hệ thống đê điều; đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; Chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực sẵn sáng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

“Đây là cơn bão đặc biệt nguy hiểm, do đó các Bộ, ngành trung ương, chính quyền các cấp phải chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chỉ đạo, ứng phó kịp thời. Ban Chỉ đạo Trung ương về PCLB, UBQG Ứng phó sự cố, Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng thành lập các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Huy Phạm

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !