“Rất khó lường vụ Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ”

Theo mạng tin Yomiuri ngày 13/7, việc các tàu tuần tra của Chính phủ Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ở khu vực quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) là rất khó lường.

Báo Nhật Bản:

“Rất khó lường vụ Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ”

Theo mạng tin Yomiuri ngày 13/7, việc các tàu tuần tra của Chính phủ Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ở khu vực quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) là rất khó lường.

Chính vì vậy, Nhật Bản cần chuẩn bị cơ chế đối phó với hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khi vẫn thực hiện chính sách kiềm chế Bắc Kinh bằng con đường ngoại giao.

Trong hai ngày 11-12/7, ba tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục xâm phạm hải phận của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku. Ban đầu, các tàu này lấy danh nghĩa bảo vệ lợi ích ngư nghiệp của Trung Quốc, song các hoạt động mang tính phô trương sức mạnh kéo dài nhiều ngày như vậy lại chứa đựng những điều bất thường. Khi tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) yêu cầu các tàu này rời khỏi khu vực hải phận Nhật Bản, phía Trung Quốc đã đáp lại với lời lẽ “đao to búa lớn” rằng: “Chúng tôi đang thi hành công vụ chính đáng, JCG không được phép can thiệp. Yêu cầu tàu Nhật Bản rời khỏi lãnh hải của Trung Quốc.” Sau đó, các tàu ngư chính của Trung Quốc vẫn không chịu rời khỏi vùng biển này.

Đây có thể coi là hành động thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhằm trả đũa việc Chính phủ Nhật Bản chủ trương quốc hữu hóa quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, Nhật Bản đã không thể bỏ qua hành động xâm phạm chủ quyền này của Trung Quốc. Việc Ngoại trưởng Koichiro Gemba chuyển lời phản đối mạnh mẽ tới người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng là lẽ đương nhiên.

Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vẫn một mực khẳng định quần đảo Senkaku là “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc.” Sau cuộc hội đàm, cả hai bên đã không đi đến một điểm chung nào.

Trước những tuyên bố vô lý của Trung Quốc, Nhật Bản cần phải đưa ra những lý lẽ và lập luận chặt chẽ nhằm thay đổi hành động của đối phương. Theo báo Yomiuri, Chính phủ Nhật Bản cần nhanh chóng sửa đổi quy định pháp luật cũng như tăng cường cơ chế giám sát và bảo vệ biển để đối phó với các hành động xâm nhập bất hợp pháp tại quần đảo Senkaku. Cụ thể, Quốc hội cần sớm thảo luận về dự thảo sửa đổi luật quy định vai trò của cơ quan cảnh sát biển là JCG, theo đó thừa nhận quyền bắt giữ những đối tượng vi phạm luật pháp Nhật Bản.

Ngoài ra, mối quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ cũng là một trụ cột quan trọng nhằm chặn đứng Trung Quốc. Tháng 10/2010, Chính phủ Mỹ đã lên tiếng xác nhận rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ năm 1960. Ngày 9/7 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cũng đưa ra một phát biểu tương tự. Bà Nuland nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang ở Senkaku vì “quần đảo này nằm dưới sự quản lý của Chính phủ Nhật kể từ khi được Mỹ chuyển giao trong khuôn khổ của việc chuyển giao Okinawa năm 1972."

Do đó, báo Yomiuri cho rằng Tokyo cần cụ thể hóa hiệp ước này bằng cách tăng cường phòng thủ các đảo, trong đó có quần đảo Nansei. Nhật Bản gần đây đã tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á về những vấn đề liên quan tới Biển Đông, nơi đang có nhiều căng thẳng vì vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines. Các nhà phân tích cho rằng Tokyo lo ngại Trung Quốc sẽ hung hãn hơn trong vụ tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku nếu Bắc Kinh đạt được mục tiêu khống chế Biển Đông thông qua việc dọa nạt và chèn ép các nước nhỏ yếu ở Đông Nam Á.

Nhật Bản lâu nay vẫn quan tâm tới tình hình Biển Đông vì họ e rằng những căng thẳng âm ỉ trong khu vực này có thể làm bùng lên một cuộc chiến tranh quy mô lớn, làm gián đoạn sự lưu thông của tuyến đường hàng hải mà Nhật Bản đang sử dụng để nhập khẩu 90% khối lượng dầu thô và xuất khẩu một số lượng lớn hàng hóa của họ sang các nước Đông Nam Á và châu Âu.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự can dự tích cực của Tokyo trong vấn đề Biển Đông phản ánh những mối lo ngại liên quan tới vụ tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.

Trong một bài viết đăng trên Nhật báo phố Wall mới đây, Tiến sỹ Ian Storey - nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore - cho rằng giới hữu trách Nhật Bản đang lo ngại rằng nếu Bắc Kinh đạt được mục tiêu chế ngự vùng biển ở Đông Nam Á thông qua những hành động gây hấn, họ sẽ sử dụng một chiến thuật tương tự như vậy ở Biển Hoa Đông trong vụ tranh chấp với Nhật Bản.

Và như vậy, thái độ hiếu chiến của Trung Quốc sẽ làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng quân sự và ngoại giao nghiêm trọng trong mối quan hệ Trung-Nhật. Theo Tiến sỹ Storey, Nhật Bản cũng lo ngại rằng những quy phạm pháp lý hiện có, như Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc sẽ bị xâm phạm nếu Trung Quốc dụ dỗ hoặc ép buộc các nước láng giềng ở Đông Nam Á chấp nhận những luận cứ mà nước này đưa ra để đòi chủ quyền và “những quyền lợi mang tính lịch sử” ở Biển Đông. Sự chấp nhận như vậy sẽ làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku nếu Bắc Kinh quyết định sử dụng những luận cứ tương tự.

Theo Vietnam+

Theo Vietnam+

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !