Quảng Ninh: Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung vùng than Cẩm Phả đến năm 2020
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) |
Theo Quyết định, với phạm vi, diện tích nghiên cứu quy hoạch được xác định theo ranh giới khai thác, quản lý bảo vệ tài nguyên các vùng than và diện tích các khu đất ngoài ranh giới khép góc để đổ thải, xây dựng các công trình phụ trợ sản xuất, bảo vệ môi trường.
Trong đó phạm vi nghiên cứu trực tiếp là các khu vực sử dụng đất nằm trong ranh giới khai thác, quản lý bảo vệ tài nguyên của các vùng than, ranh giới xây dựng các công trình phụ trợ sản xuất, bảo vệ môi trường bao gồm cả các khu vực bề mặt bị ảnh hưởng sụt lún do khai thác, các khu vực đệm cây xanh cách ly, các khu bão vệ rừng đầu nguồn, nguồn nước, di tích...; Các khu vực quy hoạch để đổ thải, xây dựng bến cảng, mặt bằng sân công nghiệp, kho than, hệ thống vận tải... nằm ngoài phạm vi ranh giới khép góc các dự án mỏ.
Phạm vi nghiên cứu gián tiếp là khu vực quản lý, bảo vệ tài nguyên theo QH403 chưa lập dự án hoặc quy hoạch; Khu vực thực hiện đề án thăm dò theo QH403; khu vực khai thác hầm lò không gây ảnh hưởng đến bề mặt địa hình (không phải thực hiện di dân hoặc để lại các trụ bảo vệ...).
Tại Quyết định, diện tích nghiên cứu Quy hoạch với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 10.029ha (TKV khoảng 8.885ha; Tổng công ty Đông Bắc khoảng 2.979ha; Chồng lấn giữa 02 đơn vị khoảng 1.836ha). Trong đó: Diện tích khu vực nghiên cứu trực tiếp khoảng 8.751 ha (TKV khoảng 8.335ha; Tổng công ty Đông Bắc khoảng 2.252ha; Chồng lấn giữa 02 đơn vị khoảng 1.836ha); Diện tích khu vực nghiên cứu gián tiếp khoảng 1.278ha (TKV khoảng 55 lha; Tổng công ty Đông Bắc khoảng 727ha).
Thời hạn quy hoạch: Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2020, dài hạn đến năm 2030 (Theo niên hạn QH403). Mục tiêu của Quy hoạch chung xây dựng vùng than cẩm Phả để đáp ứng nhu cầu cấp bách về công tác quản lý hoạt động khai thác, đổ thải, phát triển hạ tầng của các đơn vị khai thác than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả phù hợp với QH403 và các quy hoạch, chiến lược trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Cấm Phả nói riêng. Đồng thời, làm cơ sở pháp lý để quản lý đất đai, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hoạt động khai thác đổ thải; quản lý xây dựng theo quy hoạch và là cơ sở cho việc lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng.
Cũng tại Quyết định đã nêu rõ nhiệm vụ của Quy hoạch đó là phân tích đánh giá điều kiện địa hình, địa chất thủy văn và dân cư trong khu vực và lân cận; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án trong khu vực theo QH403, các giấy phép khai thác khoáng sản, các báo cáo ĐTM và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Dự báo quy mô lao động, quy mô đất đai các mỏ, sản lượng khai thác, khối lượng đổ thải toàn vùng, các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn... trên cơ sở Quy hoạch kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng địa phương và quy hoạch ngành than; Đề xuất các giải pháp tổ chức định hướng phát triển không gian khai thác, đổ thải, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch chung xây dựng của thành phố; Định hướng Quy hoạch sử dụng đất, xác định phạm vi, quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trong khu chức năng các công trình hạ tâng kỹ thuật theo từng giai đoạn trên cơ sở Quy hoạch kinh tế-xã hội, Quy hoạch xây dựng địa phương và Quy hoạch ngành than; Xác định ranh giới các khu vực bảo vệ rừng đầu nguồn, nguồn nước di tích... ranh giới các khu vực vành đai cây xanh cách ly giữa khu vực khai thác và đô thị; nguyên tắc xác định khoảng cách ly an toàn, cách ly vệ sinh môi trường từ các khu vực khai thác, bãi thải... đến các khu chức năng đô thị. Đồng thời, quy hoạch các khu vực đổ thải tập trung, nghiên cứu tận dụng tối đa các khu vực đã khai thác để đổ thải trong, giảm cao độ và khối lượng các bãi thải ngoài, lộ trình hoàn nguyên môi trường.