Phú Thọ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ tăng thu nhập cho hộ nghèo
Theo kế hoạch của tỉnh Phú Thọ, năm 2020 sẽ hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi.
Kết quả thực hiện một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 của UBND tỉnh Phú Thọ cho thấy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tăng thu nhập cho bản thân hộ nghèo, hộ cận nghèo và đời sống người dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển kinh tế hộ, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số khó khăn.
Doanh số cho vay các chương trình tín dụng trên địa bàn 11 tháng năm 2019 đạt 1.013.248 triệu đồng (tăng 53.796 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2018), với 28.670 lượt khách hàng vay vốn, bình quân suất vay đạt 35,34 triệu đồng/hộ, tăng 4,92 triệu đồng/hộ so với cùng kỳ.
Phú Thọ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ tăng thu nhập cho hộ nghèo |
Trong đó, có một số chương trình tín dụng có doanh số cho vay lớn, như cho vay hộ nghèo 222.658 triệu đồng, với 5.282 lượt khách hàng; cho vay hộ cận nghèo 200.268 triệu đồng, với 4.586 lượt khách hàng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 165.065 triệu đồng, với 12.929 lượt khách hàng; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 161.615 triệu đồng với 3.894 lượt khách hàng vay vốn.
Cùng với đó, doanh số thu nợ trong năm đạt 801.017 triệu đồng, tăng 41.153 triệu đồng so với cùng kỳ. Tổng dư nợ đạt 4.108.688 triệu đồng, tăng 212.229 triệu đồng so với năm 2018 (tốc độ tăng trưởng đạt 5,45%, đạt 98,9% kế hoạch dư nợ năm). Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,15%/ tổng dư nợ. Tổng số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ đến 30/11/2019 là 121.040 khách hàng. Bình quân một hộ dư nợ đạt 33,94 triệu đồng/ hộ, tăng 3,2 triệu đồng/ hộ so với cuối năm 2018.
Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin
Cũng theo UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động với nhiều hình thức phong phú: tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyên trên báo, đài, tạp chí; tuyên truyên thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, triển lãm và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là qua hoạt động ở nhà văn hóa khu dân cư... góp phần cố vũ, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá được tăng cường, chất lượng các hoạt động văn hoá thể thao từ tỉnh đến cơ sở được nâng lên; cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, xã phường, thị trấn văn hoá tiếp tục thu hút sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và sự đồng thuận trong nhân dân. Năm 2019, số khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá 2.520/2.887 khu, đạt 87,3% (đạt 102,7% so với kế hoạch năm), gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 356.317/402.618 đạt 88,5 % (đạt 100% kế hoạch năm).
Hỗ trợ tăng thu nhập cho hộ nghèo
Theo kế hoạch của tỉnh Phú Thọ, năm 2020 sẽ hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi. Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.
Các tổ chức đoàn thể, cán bộ khuyến nông hướng dẫn hộ nghèo lập phương án và tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng vùng, từng hộ.
Cùng với đó, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng liên kết giữa hộ nghèo, nhóm hộ nghèo với các doanh nghiệp nhằm tạo và nâng cao lợi nhuận cho người nghèo thông qua sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tiếp tục nhân rộng các mô hình, dự án có hiệu quả, phù hợp với hộ nghèo, hộ cận nghèo và điều kiện, đặc thù của địa phương, tạo điều kiện, cơ hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững.
Minh Thư
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.