Phiên tòa lưu động: "Tôi thấy đó là điều phi lý và không thể hiện tính nhân đạo"

"Án xử lưu động một mặt trừng phạt về pháp lý một người, mặt khác trừng phạt về tâm lý khiến không chỉ người bị xét xử xấu hổ, đau đớn về mặt uy tín, nhân phẩm mà cả gia đình, họ tộc của người bị xử lưu động ấy nhục nhã đau đớn không kém".

Ngày 17/12 vừa qua TAND tỉnh Bình Phước đã đưa ra xét xử lưu động vụ án “Giết người; Cướp tài sản” xảy ra tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước với hàng ngàn người theo dõi tại chỗ. Đây là vụ án cực nghiêm trọng vì đã có 6 người trong một gia đình bị giết hại dã man. Chủ tọa đã tuyên 2 bản án tử hình cho 2 bị cáo trực tiếp vào nhà, gây ra cái chết cho 6 nạn nhân.

Sau khi phiên xử kết thúc, đã có không ít ý kiến tranh luận về hình thức xét xử này, để thêm một góc nhìn, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với cựu thẩm phán Phạm Công Út – người đã tham gia nhiều vụ án được xử lưu động.

Phiên tòa lưu động:

Khung cảnh phiên xử lưu động tại Bình Phước.

Thưa ông, đã từng có nhiều năm ngồi ghế chủ tọa phiên tòa, khi ngồi xử lưu động ông có cảm thấy mình bị áp lực hơn so với xử trong phòng?

Với thẩm phán xét xử chuyên nghiệp về án hình sự thì việc xử lưu động không bị áp lực gì cả. Đó cũng như phiên xử tại trụ sở tòa án nhưng có rất đông người chứng kiến. Thậm chí cảm giác như một cuộc…lưu diễn đông khán giả vậy.

Như vậy việc xử lưu động hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc quyết định bản án?

Hoàn toàn ngược lại là khác. Vì án xử lưu động phải được xác định là "án điểm". Là loại án trọng điểm cần phải đẩy lùi tại địa phương, án có chứng cứ rõ ràng, bị cáo thành khẩn nhận tội, cần xét xử lưu động tại nơi gây án để tuyên truyền phổ biến pháp luật và răn đe, phòng ngừa chung, được 3 cơ quan điều tra, kiểm sát và tòa án thống nhất về tội danh, khung hình phạt. Đó là loại án thuộc loại tương tự như thủ tục rút gọn. Nhưng có không ít vụ xử lưu động gặp phải tình huống bị cáo phản cung khiến hội đồng xét xử phải lúng túng khiến dư luận hoài nghi về vụ án.

Mục đích của xử lưu động là để giáo dục, răn đe. Qua những vụ đã xử ông thấy tác dụng của việc này ra sao?

Do chưa có một nghiên cứu khoa học có uy tín nào thống kê về mặt được, mặt tốt của việc xét xử lưu động nên không thể kết luận vội vàng được. Nhưng chỉ có điều chắc chắn là các quốc gia phát triển có nền tư pháp văn minh thì không hề có việc xét xử lưu động.

Quá khứ hơn nửa thế kỷ hoạt động tư pháp ở ta từng có những phiên tòa xét xử lưu động được gọi là "tòa án nhân dân đặc biệt". Gần trăm năm nay, dù bộ luật tố tụng hình sự không hề có một điều luật nào quy định về trình tự, thủ tục xét xử lưu động nhưng các ngành tư pháp vẫn lấy án xử lưu động là "chỉ tiêu" để chấm điểm thi đua trong ngành của mình.

Có ý kiến cho rằng việc này còn vi phạm quyền con người, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bị cáo?

Đúng vậy! Vì một người chỉ bị xem là có tội khi có bản án tuyên có hiệu lực pháp luật. Án xử lưu động một mặt trừng phạt về pháp lý một người, mặt khác trừng phạt về tâm lý khiến không chỉ người bị xét xử xấu hổ, đau đớn về mặt uy tín, nhân phẩm mà cả gia đình, họ tộc của người bị xử lưu động ấy nhục nhã đau đớn không kém.

Có không ít án đã bị xử lưu động nhưng sau đó bị hủy hoặc bị sửa vì bị cáo bị xử với mức án quá nặng, so với những vụ án có hành vi tương tự được xử ở trụ sở tòa án có mức án nhẹ hơn rất nhiều, đó chính là sự bất bình đẳng. Từ đó, muốn bình đẳng thì có dấu hiệu phát sinh tiêu cực để thủ tiêu kế hoạch xét xử lưu động đối với vụ án nào đó.

Phiên tòa lưu động:

Một cháu bé được người thân kiệu lên cao để xem phiên xử.

Thưa ông, vậy xử lưu động có mặt tích cực nào không?

Ngoài ý nghĩa phục vụ chính trị tại địa phương tôi chưa thấy mặt tích cực thật sự của nó. Ví dụ: để trấn áp tội phạm mại dâm rộ lên tại địa phương thì các cơ quan liên ngành họp bàn đưa các vụ án đơn giản ra xét xử lưu động với mức án gần như chạm trần. Tệ nạn mại dâm ở đó ổn định một thời gian, không phải bị triệt hạ mà là... xuất hiện ở địa phương khác.

Như vậy, ai cho rằng đó là mặt tích cực thì nên xem lại. Đó chỉ là liều thuốc an thần chứ không phải cuộc phẫu thuật để chữa dứt bệnh.

Gắn với vụ việc tại Bình Phước vừa qua, một bản cáo trạng có những tình tiết rất tỷ mỉ về hành vi sát hại các nạn nhân đã được đọc lặp đi lặp lại nhiều lần trước hàng ngàn người, trong đó có rất nhiều trẻ em, quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Nội quy phiên tòa quy định: trẻ em dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được triệu tập. Nhưng với các phiên xử lưu động thì lực lượng "khán giả nhí" dưới 16 không ít. Nhưng không thể có phiên tòa nào kiểm soát được tình trạng này. Chưa kể có thể hệ thống "loa phường" được đấu nối để phát trực tiếp trong địa phương. Điều này vừa trái pháp luật tố tụng, vừa gián tiếp gieo những hình ảnh mô tả kẻ "thủ ác" đã đâm, đã giết, đã cướp, đã bỏ trốn thế nào...vào trí óc non nớt của trẻ em tại địa phương ấy

Theo ông, chúng ta có nên bỏ cách xét xử này?

Theo phân tích trên thì không biết các cơ quan chức năng thấy có cần thiết duy trì việc xét xử lưu động như hơn nửa thế kỷ qua hay không. Riêng tôi, người từng tiến hành tố tụng các phiên tòa lưu động, tôi thấy đó là điều phi lý và không thể hiện tính nhân đạo.

Nguyễn Cường

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !