Tên Luật Nhà văn là do... 'cậu đánh máy nào đó' đặt!

“Thực ra chẳng có đề nghị nào gọi là Luật nhà thơ… Có lẽ quá trình tổng hợp vi tính, người ta dùng từ Luật Nhà văn cho ngắn gọn”, ông Nguyễn Minh Hồng lý giải "người đặt tên 'Luật Nhà văn' là một cậu đánh máy nào đó trong bộ phận vi tính".

Tên Luật Nhà văn là do... 'cậu đánh máy nào đó' đặt!

Ngay sau khi trả lời phỏng vấn của báo Đất Việt, ông Nguyễn Minh Hồng, ĐBQH khóa XII, XIII, đã gửi thư tới tòa soạn và cung cấp thêm một số tài liệu liên quan đến đề xuất ban hành “Luật Nhà văn” đang gây xôn xao dư luận.

Mở đầu lá thư, ông Nguyễn Minh Hồng khẳng định: “Thực ra chẳng có đề nghị nào gọi là Luật nhà thơ, do thông tin sai”. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của ông Hồng trước việc một số bài báo sử dụng cụm từ “Luật Nhà thơ” để nói về đề xuất ban hành một luật mới liên quan đến các nhà văn, được vị ĐBQH này trình trước Quốc hội.

Giải thích về tên gọi “Luật Nhà văn” được sử dụng rộng rãi trong nhiều văn bản, ông Hồng cho biết: “Chủ đề Luật phát triển văn học được đưa lên hàng đầu để lựa chọn tên gọi, nhưng có lẽ quá trình tổng hợp vi tính, người ta dùng từ “Luật Nhà văn” cho ngắn gọn”. Như vậy, theo lý giải của ông Hồng, người đặt tên “Luật Nhà văn” là một cậu đánh máy” nào đó trong bộ phận vi tính".

Tên Luật Nhà văn là do... 'cậu đánh máy nào đó' đặt!

Ông Hồng cho rằng "quá trình tổng hợp vi tính, người ta dùng từ “Luật Nhà văn” cho ngắn gọn”

Ngày 25/7/2011, ĐBQH Nguyễn Minh Hồng (đoàn Nghệ An) có tờ trình gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đề xuất xây dựng “Luật cho các hoạt động của nhà văn” và “xin được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII”. Đối chiếu với tờ trình này, phần tên gọi của Luật đưa ra ba tên gọi có thể sử dụng, theo thứ tự là: Luật phát triển văn học, Luật nhà văn, Luật văn học. Trong tờ trình không nhắc đến tên gọi “Luật Nhà thơ”.

Ngay sau đó, ngày 26/7/2011, Hội Nhà văn đã có công văn do chủ tịch Hội là ông Hữu Thỉnh ký, gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội “kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật phát triển văn học nhằm tạo hành lang pháp lý quản lý và phát triển văn học của đất nước, đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới”. Công văn này nêu rõ những luận điểm về sự cần thiết phải ban hành luật trên. Đối chiếu với tờ trình của ông Hồng, phần nêu sự cần thiết phải ban hành luật của hai văn bản hoàn toàn trùng khớp. Như vậy, cộng với giải thích của ông Hồng, có thể đưa ra kết luận, Luật Phát triển văn học – Luật Nhà văn là “sáng kiến” của Hội Nhà văn, mà chủ trì là nhà thơ Hữu Thỉnh; còn ông Hồng với tư cách là ĐBQH làm cầu nối đưa “sáng kiến” này ra trước Quốc hội.

Đề xuất ban hành “Luật Nhà văn” tại Quốc hội khóa XIII, ngoài việc bị sự phản đối gay gắt từ dư luận, đặc biệt là từ chính các nhà văn, còn là một trường hợp chưa từng xảy ra trong lịch sử lập pháp nước ta.

Trước khi ĐBQH Nguyễn Minh Hồng trình Quốc hội đề xuất ban hành Luật Nhà văn, ngày 15/7/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ vào Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đã có văn bản đề nghị “cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đề nghị, kiến nghị về xây dựng luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ khóa XIII, kèm theo các dự thảo luật, pháp lệnh mới nhất (nếu có) về UBTVQH và Ủy ban pháp luật chậm nhất vào ngày 1/8/2011”. Như vậy, việc một cá nhân tự đề xuất ban hành, xây dựng một luật mới là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, ngoài ĐBQH Nguyễn Minh Hồng tự đề xuất ban hành Luật Nhà văn còn có ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến cũng tự đề xuất ban hành Luật Bảo vệ quyền riêng tư. Việc làm của hai đại biểu này đã gây bất ngờ lớn, được coi là “hiện tượng” và chuyện hy hữu bởi từ trước đến nay, việc đề xuất đưa các dự án luật vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội chỉ được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức. Nếu có đề xuất của cá nhân thì cũng chỉ là những đề xuất miệng, chưa từng có trường hợp nào chính thức đề xuất bằng tờ trình, văn bản như trường hợp của ĐBQH Nguyễn Minh Hồng và Đặng Thị Hoàng Yến.

Tên Luật Nhà văn là do... 'cậu đánh máy nào đó' đặt!

Hý họa Đề xuất ban hành "Luật Nhà văn" của báo Pháp luật TP HCM.

Tờ trình đề nghị của ĐBQH Nguyễn Minh Hồng gửi UBTVQH là một văn bản gồm ba trang, có đầy đủ các nội dung theo quy định như một dự thảo luật hoàn chỉnh. Các nội dung theo quy định gồm: sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản; dự kiến nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho việc soạn thảo văn bản; báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản; thời gian dự kiến đề nghị Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua.

Theo tờ trình đề xuất ban hành Luật Nhà văn, Luật Nhà văn cụ thể hóa bốn điều cấm quy định tại Luật Xuất bản. “Điều 10 của Luật Xuất bản có bốn điều cấm đó, nhà xuất bản không được xuất bản nhưng người tạo ra sản phẩm vi phạm bốn điều cầm đó thường hay gặp trong lĩnh vực của viết văn và người viết văn không cần qua nhà xuất bản vẫn có sách truyền tay”, ĐBQH Nguyễn Minh Hồng phân tích. Về cơ quan soạn thảo, ĐBQH Nguyễn Minh Hồng “nhờ” Ủy ban Pháp luật… soạn giúp khi đề xuất “Ủy ban Pháp luật của QH cùng Hội Nhà văn soạn thảo, nhưng Ủy ban Pháp luật chủ trì vì Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam bao gồm cả Hội Nhà văn chỉ có ông là đại biểu duy nhất trúng cử.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !