Nước mắt của người trồng cao su rơi sau bão số 5

Cơn bão số 5 vừa qua đã làm hơn 2.000 ha rừng trồng và cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế bị gãy đổ, gây thiệt hại lớn cho người dân các xã vùng gò đồi.

Bão số 5 đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế quật đổ nhiều rừng cao su, nặng nhất là vùng gò đồi xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền với hơn 700 ha cao su gãy đổ do bão. Hiện chính quyền địa phương đang hỗ trợ người trồng cao su khắc phục hậu quả thiên tai.

Vườn đồi cao su của ông Phan Tạo, ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền có diện tích 5 ha đang thời kỳ khai thác mủ cho thu nhập tiền triệu mỗi ngày. Cơn bão số 5 đi qua đã làm gãy đổ gần hết. Ông Tạo than thở, 10 năm qua, bao nhiêu công sức, vốn liếng của gia đình đổ vào vườn cây, giờ coi như mất trắng.

Những vườn cao su của người bị bão số 5 tàn phá

"Tôi trồng cả trước, sau là 5 ha và thời gian chăm sóc trong 8 năm, mỗi năm bình quân mỗi ha chăm sóc tới 20 triệu đồng, tiền phân giống và công cán, mới vào khai thác được 2 năm. Giờ trận bão đi qua thiệt hại gần 4 ha. Tính riêng vốn đầu tư ra là hơn 1 tỷ đồng. Chứ không biết sao đây mà tính" - ông Tạo buồn rầu cho biết.

Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền có 180 hộ dân, 7.000 nhân khẩu chủ yếu sống dựa vào cây cao su và rừng trồng. Mô hình trồng cao su ở xã Phong Mỹ một thời được xem là mô hình “thoát nghèo” của huyện Phong Điền phút chốc rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần sau bão.

Hơn 700 ha cao su ở xã Phong Mỹ gãy đổ sau bão số 5.

Ông Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền cho biết, bão số 5 làm 700 ha cao su và khoảng 300 ha rừng trồng trên địa bàn xã bị gãy đổ, thiệt hại rất nặng nề. Xã đã làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, giúp người trồng cao su tận thu gỗ để vớt vát một phần thiệt hại. Hiện, gỗ cao su được các doanh nghiệp mua tận nơi với giá 900.000 đồng một tấn và nhánh cao su giá 450.000 đồng một tấn.

Theo ông Nguyễn Hữu Chung, địa phương cũng kiến nghị các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn có chính sách giãn nợ, khoanh nợ, giúp người dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác phù hợp hơn.

Người dân chặt dọn cao su gãy đổ sau bão số 5.

Ông Chung cho biết: "Về hướng khắc phục cây cao su sau bão, Ủy ban nhân dân xã đề nghị những vườn nào đổ liệt, gãy thì đề nghị cắt sạch để trồng lại. Thứ hai, nếu như nhân dân không trồng lại cao su thì xã sẽ xin ý kiến của huyện có định hướng trồng cây gì để có lợi cho bà con. Còn lại vườn nào cắt tỉa vận động bà con tiếp tục để lại diện tích cao su để có thu nhập tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn".

Cơn bão số 5 vừa qua đã làm hơn 2.000 ha rừng trồng và cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế bị gãy đổ, gây thiệt hại lớn cho người dân các xã vùng gò đồi.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra cao su gãy đổ tại xã Phong Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, đối với những vườn cao su ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, bà con đã trồng gần 20 năm trước. Thời đó, Phong Mỹ là xã đi đầu trong phong trào trồng cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế. Loại cây này góp phần đưa Phong Mỹ từ một xã khó khăn nhất của huyện Phong Điền vươn lên thành địa phương có thu nhập đầu người cao nhất huyện.

Khi cây cao su bị gió bão làm gãy đổ nhiều, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã khuyến cáo người dân ở gò đồi, vùng núi thuộc địa phương này hạn chế mở rộng diện tích trồng cây cao su. Từ sau năm 2013 đến nay, tỉnh khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cao su. Hiện cả tỉnh còn 8000 ha cây cao su, giảm gần 500 ha.

Sau những thiệt hại nặng nề do bão số 5 gây ra, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu chính quyền các cấp khẩn trương tìm phương án hỗ trợ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

"Chúng tôi đang yêu cầu địa phương các cấp tìm kiếm nguồn tiêu thụ, rồi thu hoạch để giải quyết khó khăn cho bà con. Ngoài ra theo chính sách hiện hành, thì tiếp tục thống kê chi tiết các khối lượng thiệt hại để tiến hành có những chính sách để hỗ trợ giúp đỡ khó khăn cho người dân" - ông Phương cho biết./.

Theo vov.vn

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Nắng nóng 40 độ C, nông dân Thanh Hóa phơi mình thu hoạch dứa vàng giải nhiệt

Đang thời kỳ thu hoạch dứa, nhiều nông dân ở các huyện Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chật vật giữa trời nắng nóng 40 độ C trên những cánh đồng. Nước dứa dùng để detox chị em rất ưa chuộng.

Đang cập nhật dữ liệu !