Nỗi buồn “làng nghề ông Táo”

Làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vốn nổi tiếng với nghề làm tượng “ông Táo” nhưng hiện nay chỉ còn một gia đình bám trụ theo nghề truyền thống.

Theo người dân cho biết, ở tỉnh Thừa Thiên – Huế duy nhất và nổi tiếng làm tượng “ông Táo” là làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà).

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 1

Chị Võ Thị Hòa đang tô từng nét màu để kịp giao cho khách vì ngày ông Táo đã đến gần kề.

Trước đây, hầu hết nhà nào cũng làm nghề nặn tượng “ông Táo” trước ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) từ 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, dần dần người dân bỏ hết do hiệu quả kinh tế mang lại thấp.

Hiện nay, cả làng chỉ còn duy nhất một gia đình ba anh em là Võ Văn Đức, Võ Văn Nam và Võ Văn Hay bám trụ với nghề truyền thống. Hàng năm gia đình này cung cấp ra hàng nghìn tượng Táo đất cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Anh Võ Văn Nam chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề “ông Táo” từ thời bố tôi cho tới bây giờ đã được mấy chục năm. Hiện giờ, bố mất đi thì ba anh em tôi lại làm để giữ lại nghề truyền thống của cha ông cũng như nghề của địa phương”.

Cũng theo lời anh Nam, nghề nặn tượng “ông Táo” là của cha ông truyền lại nên cũng cố gắng mà làm giữ cái nét văn hóa truyền thống và cũng không chắc con cháu sau này sẽ nối nghề, vì để sống với nghề này thì không thể làm “ông Táo” cả năm được nên buộc phải làm thêm nhiều việc khác.

Chị Đặng Thị Hoa (tiểu thương đến mua tượng “ông Táo”) cho hay, nguyên nhân các hộ khác bỏ nghề là do nghề thu nhập thấp hoặc gia đình họ con cái toàn đi làm ăn xa nên cũng không đủ người để làm nên đa phần nhiều hộ dân họ chuyển nghề hoặc đi buôn bán cho có thu nhập cao hơn.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 2

Mỗi “ông Táo được bán ra với giá 2.500 đồng và chỉ lãi 1.000 đồng.

“Nghề làm ông Táo mang lại lợi nhuận thấp, mỗi ngày gia đình chịlàm được 500 – 600 ông Táo, mỗi tượng ông Táo bán ra giá 2.500 đồngthì lãi được 1000 đồng. Nghề này cũng không nặng nhọc lắm nhưng cũng rất công phu và mất nhiều thời gian công sức. Để thành sản phẩm bán ra thị trường phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn đất sét, nhào đất, dập khuôn (in ra hình ông táo), phơi khô, nung và sơn màu” - chị Võ Thị Hòa (vợ anh Đức) cho biết.

Theo tín ngưỡng của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ đưa ông Táo về trời và bộ ba tượng ông táo mới được thay lên bếp.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 3

Đất sét được mang về trước mùa mưa và làm trước đó 3 đến 4 tháng.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 4

Công đoạn đem ra phơi khô trước khi tô màu.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 5

Lò nung để tạo ra sản phẩm “ông Táo”.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 6
Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 7

Một số sản phẩm chưa kịp tô màu được xếp lại để trong nhà vì lo trời mưa.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 8

Khuôn để nặn ra hình “ông Táo”.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 9

Công việc của chị Hòa là vừa tô màu vừa bán hàng khi có khách bởi đã gần đến ngày.

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo” - ảnh 10

Chị Đặng Thị Hoa (tiểu thương chợ Thanh Phước) đến mua tượng “ông Táo” về bán lẻ.

Hà Oai - Đặng Sơn

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Đang cập nhật dữ liệu !