Nợ xấu trong bất động sản chỉ chiếm khoảng 5% khoản dư nợ
|
Phiên họp thứ 12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ảnh. Xuân Hải. |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, phải làm rõ việc tồn kho trong lĩnh vực bất động sản, bao nhiêu khu đô thị được xây dựng xong nhưng không bán được, doanh nghiệp bất động sản nợ đọng ngân hàng bao nhiêu tiền, bao nhiêu doanh nghiệp bất động sản phá sản, tiền âm của các ngân hàng vào các doanh nghiệp này là bao nhiêu cần phải chỉ rõ để có biện pháp giải quyết. “Hiện nay tôi nắm được dư nợ ngân hàng là 2 triệu tỷ, trong đó vào bất động sản khoảng 1 triệu tỷ”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói tại phiên thảo luận. Chủ tịch Quốc hội không giấu sự sốt ruột khi nhận định nơi “chôn tiền lớn nhất là bất động sản” nhưng chưa được Chính phủ nhìn nhận, phân tích kỹ, cùng với phương án để giải quyết nợ xấu ở lĩnh vực này. “Bao nhiêu sắt thép xi măng chôn đấy, chưa kể đã tồn kho còn nhập về cất tiếp”, Chủ tịch nói.
Theo báo cáo của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến, cho vay bất động sản, xây dựng chỉ chiếm 5% tổng dư nợ. Đồng thời, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì trong các phần nợ xấu đều có tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị các khoản nợ.
Về điều nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, thời ông còn làm Thống đốc thì dư nợ bất động sản cao nhất là 11%, “hiện nay khoảng 5% là chính xác”. Ông Giàu cũng giải thích thêm đây là con số hạch toán không tính tài sản thế chấp bằng bất động sản, còn nếu tính cả thế chấp thì lớn hơn.
“Xử lý nợ chắc chắn phải có nhiều giải pháp từ phía Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đang báo cáo Chính phủ, một trong số các phương án là thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu trong ngành ngân hàng”, ông Tiến nói.
Ông Vinh cho hay, việc giao kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia chậm là do đổi mới việc giao so với trước đây. Hiện Bộ đang giao cho các địa phương tiếp tục phân bổ và mới đây ngân sách cho chương trình đã được nâng lên thành 180 nghìn tỷ.
Giải trình về nguyên nhân chỉ số CPI tháng 9/2012 tăng cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng cao do giá dịch vụ y tế và học phí của giáo dục tăng nên đã đẩy chỉ số CPI tăng. Việc giải ngân vốn cơ bản đạt 70%.