Những trẻ sau sinh "chết oan" tại nhà

Chúng tôi “giật mình” bởi con số 75 trẻ dưới 1 tuổi tử vong trong 6 tháng đầu năm ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
Những ngày giữa tháng 7 mưa liên miên, trời u ám… như càng làm tăng thêm nỗi buồn khi chúng tôi về một số bản, xã của huyện Mường Chà, nghe kể lại nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong. Số trẻ tử vong có trên 90% mắc bệnh viêm phổi bởi chính điều kiện: ăn ở, sinh hoạt và sinh con tại nhà... đã gây nên những cái chết oan uổng.

Điểm đầu tiên chúng tôi đến trong chuyến công tác vừa qua về huyện Mường Chà là bản Trung Dình, xã Huổi Lèng. Bản nhỏ với vài chục nóc nhà vẫn chưa nguôi ngoai nỗi buồn, hoang mang, lo sợ của người dân bởi chỉ trong tháng 4, đã có 4 đám tang liên tiếp của một bà mẹ và 3 trẻ từ 1 - 2 tháng tuổi.

Những trẻ sau sinh
Trẻ em ở Hừa Ngài không được chăm sóc, giữ ấm thường là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi. Ảnh: K.C

Theo chỉ dẫn của bà con trong bản, phải mất 30 phút đi bộ trên con đường nhỏ ngoằn ngoèo, xuyên qua rừng cây, chúng tôi mới đến nhà anh Hồ A Thếnh. Ngôi nhà tối tăm, ẩm thấp những ngày qua mưa nhiều nên phân gia súc thả rông theo nước mưa chảy quanh nhà bốc mùi xú uế nồng nặc. Anh Thếnh trả lời câu được, câu mất như người vô hồn, khuôn mặt bơ phờ vẫn còn hiện rõ nét bàng hoàng, đau xót… Bởi từ giữa năm 2012 anh mất đứa con đầu lòng và đến tháng 4/2013 mất cả vợ lẫn con vừa sinh ra chưa đầy tháng. 

Hai đứa con sinh tại nhà, người trong gia đình tự đỡ đẻ, chăm sóc nên anh Thếnh nói với chúng tôi: "Từ trước đến nay, phụ nữ trong bản đều sinh ở nhà chẳng sao, trẻ con vẫn khỏe mạnh, đứa nào xấu số không sống được thì phải chết thôi!"

Chúng tôi hỏi khi vợ mang thai, anh có đưa chị đi khám hay tư vấn tại trạm y tế xã hay bệnh viện, anh Thếnh trả lời: Ở nhà còn nương, ruộng và phụ nữ Mông ít người đi khám thai. Chỉ trước khi vợ anh đau bụng thì gia đình đoán là sắp sinh và bảo ở nhà chuẩn bị các đồ sinh nở theo tập quán... 

Mọi người trong gia đình anh Thếnh cho rằng 2 đứa trẻ và bà mẹ chết là do số mệnh… Hai đứa con tử vong đều có biểu hiện tương tự, khi sinh ra vẫn bình thường, sau 1 tuần đầu bú ít và hay khóc nhưng gia đình đều không đưa đi bệnh viện vì cứ nghĩ đó là biểu hiện bình thường. Đến cuối tuần thứ 2, da trẻ tím tái, khó thở và tử vong chỉ trong thời gian 30 phút. 

Hai gia đình khác trong bản có trẻ tử vong mà chúng tôi đến là nhà anh Hạng A Páo và Giàng Sáy Giàng. Các cháu tử vong có biểu hiện tương tự như cháu bé nhà anh Thếnh. Hai người mẹ sinh con đều được gia đình đỡ đẻ, chăm sóc tại nhà.

Mang theo nỗi lòng, tâm trạng buồn tiếp tục hành trình chuyến công tác, chúng tôi chỉ mong sao sẽ không còn được nghe câu chuyện tương tự như thế, nhưng khi vào bản San Suối, xã Hừa Ngài thì lại thêm nỗi buồn, ai oán… bởi ở đây có gấp đôi trẻ tử vong sau sinh từ 1 - 2 tháng so với bản Trung Dình.

Chúng tôi cùng cán bộ y tế xã Sùng A Xế đi thăm các gia đình có trẻ tử vong trong bản. Các hộ đều thuộc diện khó khăn, nheo nhóc và đông con. Nhiều gia đình, đứa nhỏ sinh sau đứa lớn 1 năm nên còi cọc, suy dinh dưỡng. 

Trò chuyện với gia đình anh Sùng A Dua chúng tôi được biết, đứa con gái Sùng Thị Lý sinh ra chưa đầy 1 tháng đã mất đột ngột, anh chị chỉ thấy con khó thở trong khoảng thời gian ngắn và không kịp đưa ra trạm y tế xã. Khi sinh ra được 1 tuần, do công việc làm nương bận rộn, nhà không có người làm, 2 con đầu còn nhỏ không thể trông em nên anh chị phải đưa con lên nương cùng để tiện cho việc chăm sóc. Chỉ đến khi thấy con khóc nhiều, anh mới bảo chị cho con ở nhà một hôm thì đứa trẻ qua đời.

Những trẻ sau sinh
Đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn là một trong những nguyên nhân làm cho người dân Mường Chà chưa thể quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Nguyễn Huấn

Trên đường từ bản San Suối trở về, anh Xế cho biết: Trong 5 tháng vừa qua (từ tháng 1- 5) xã có 12 trẻ chết sau sinh từ 1 - 3 tháng, nhiều trẻ vừa sinh ra tử vong khi chưa kịp đặt tên. Các trẻ tử vong đều sinh tại nhà, có gia đình gọi cô đỡ của bản nhưng cũng có nhà gia đình tự đỡ và chỉ sau từ 1 - 2 tuần tuổi, trẻ đã được bố mẹ đưa lên nương. Các trường hợp tử vong, Trạm đã báo cáo với Trung tâm Y tế huyện và cán bộ y tế huyện vào kiểm tra, kết luận trẻ bị viêm phổi do không được khám thai tư vấn và khi trẻ mắc bệnh không được chữa trị kịp thời. Dù trong thời gian qua, Trạm Y tế xã thường xuyên cử cán bộ xuống tuyên truyền, vận động người dân cách phòng tránh bệnh trẻ hay mắc và khuyến khích việc sinh tại các cơ sở y tế nhưng chưa đạt hiệu quả. Do đường xa, người dân ngại ra sinh tại trạm y tế, cuộc sống khó khăn, tập quán người Mông đã làm cho nhiều trẻ thiệt mạng không đáng có.

Khi xem báo cáo tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà, chúng tôi “giật mình” bởi con số 75 trẻ dưới 1 tuổi tử vong trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, số trẻ tử vong ở 13/14 xã, thị trấn, với trên 90% mắc bệnh viêm phổi, đều sinh tại nhà và là trẻ dân tộc Mông.

Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Vũ Thị Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Chà cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi: Do thay đổi thời tiết đột ngột, trẻ không được giữ ấm… 

Trong quá trình mang thai, người mẹ phải đi kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối, để được tư vấn kịp thời. Đa số phụ nữ người Mông hoàn cảnh gia đình khó khăn, ăn uống không đảm bảo nên sinh trẻ thiếu cân. Các trẻ thiếu cân phản xạ đường thực quản chưa hoàn thiện, vận động cơ không đều đặn nên thường bị trào ngược thực quản dạ dày. Trong các trường hợp này, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều triệu chứng càng nặng, gây ra viêm phổi.
 
Môi trường sống bị ô nhiễm, người mẹ thiếu vệ sinh là nguyên nhân chính trẻ bị nhiễm bệnh. Khi trẻ sinh phải được tiệt trùng các đồ dùng, người mẹ rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ. Tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, nếu mẹ bị cảm, phải đeo khẩu trang khi cho trẻ bú. 

Các bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh. Chính điều kiện sống của người dân ở bản vùng sâu, xa, môi trường bị ô nhiễm và tập quán của người Mông tắm ngay cho trẻ sau sinh không đúng quy trình, vệ sinh sạch sẽ nên dẫn đến viêm nhiễm dây rốn. 

Khi trẻ có triệu chứng ho kéo dài phải đưa đến cơ sở y tế điều trị. các trẻ vừa qua đều không được đưa đến cơ sở y tế, hay đưa đến muộn, trong tình trạng nguy kịch. Viêm phổi không phải là bệnh nan y khó chữa, nếu được điều trị kịp thời, khi trẻ có biểu hiện ho kéo dài thì chỉ từ 3 - 4 ngày là khỏi bệnh nhưng nếu để nặng thì tử vong rất nhanh.

Để không còn cái chết oan uổng của trẻ sau sinh cần phải cải thiện môi trường sống, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nâng cao nhận thức của người dân. Một vấn đề đặt ra cho chính quyền cơ sở, cấp, ban, ngành huyện Mường Chà trong thời gian tới là cần có giải pháp thiết thực.

Nguồn: Điện Biên Phủ online

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !