Những ổ lăng quăng khủng khiếp

Chỉ trong thời gian chưa tới 10 phút, ông Cầu đã vớt được rất nhiều ấu trùng của muỗi, đủ để gần cả ngàn con cá lia thia của ông ăn no.

Theo báo cáo của ngành Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh ghi nhận 246 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm trước. Với tỷ lệ này, Tây Ninh là một trong năm tỉnh, thành phố phía Nam có số mắc sốt xuất huyết tăng cao thời gian qua.

Hiện Tây Ninh đang vào mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để SXH phát triển mạnh. Chưa kể vào mùa tựu trường, dịch SXH xảy ra dẫn đến nguy cơ lây lan rộng trong trường học.

Dù là một tỉnh không có nhiều ao hồ, kênh rạch như các tỉnh miền Tây, công tác phòng chống dịch SXH của tỉnh cũng được tiến hành đầy đủ theo định kỳ, nhưng Tây Ninh vẫn gia tăng các ca mắc SXH. Để lý giải điều này, phóng viên Báo Tây Ninh đã lặn lội đi nhiều nơi trong tỉnh để tìm hiểu. Kết quả, sau nhiều ngày, đã tìm ra những ổ lăng quăng khủng khiếp ở những mương thoát nước, cống rãnh ven đường.

Những ổ lăng quăng khủng khiếp - ảnh 1

Ông Cầu vớt lăng quăng ở mương thoát nước của hẻm 75, khu phố Hiệp Bình, phường Hiệp Ninh, TP.Tây Ninh.

Cụ thể, ngay bên cạnh cây xăng 118 (đường An Dương Vương, ấp Long Thới, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành) có một mương thoát nước chứa nhiều lăng quăng. Con mương này, nơi rộng nhất khoảng 6 mét, nơi hẹp khoảng 2 mét và trải dài hàng chục mét trong khu dân cư. Hai bên mương có một số lùm cây, cỏ mọc hoang. Dưới mương có một số rác thải sinh hoạt và nước thải gia đình, khiến nguồn nước bị ô nhiễm nhẹ. Đây là môi trường lý tưởng để muỗi sinh sản.

Trưa ngày 12.9.2015, khi tôi có mặt tại đây thì thấy có một số người dân đang dùng vợt vớt lăng quăng. Chỉ cần cầm cây vợt có mắc lưới dày, thọc xuống mặt nước vợt qua vợt lại hai ba lần là vớt được khoảng một nhúm lăng quăng nhỏ như đầu kim.

Một thanh niên tên Kiệt, nhà ở xã Trường Đông múc nước mương vào gần 1/3 thùng nhựa (loại chuyên dùng đựng nước sơn B), sau đó vớt lăng quăng bỏ vào thùng. Chỉ trong thời gian khoảng 15 phút, Kiệt đã vớt được không biết bao nhiêu con lăng quăng đỏ, chúng nhiều đến nỗi khi bỏ hết vào thùng, phần nước trong thùng gần như biến thành màu hồng.

Người thanh niên này kể: "Tôi kiếm sống bằng nghề nuôi cá lia thia xiêm để bán ra thị trường. Cứ hai, ba ngày là tôi đến đây vớt lăng quăng một lần. Hiện nay, các lứa cá của tôi còn nhỏ, nên chỉ vớt loại lăng quăng đỏ này về làm thức ăn cho chúng".

Những ổ lăng quăng khủng khiếp - ảnh 2

Một góc mương thoát nước ven đường An Dương Vương- nơi chứa rất nhiều lăng quăng.

Đối với những người nuôi các loại cá giống, cá kiểng khác, muốn vớt lăng quăng lớn- loại sắp hóa thành muỗi thì cũng đến đây tìm vớt, chỉ là vị trí vớt khác nhau. Nếu những loại lăng quăng đỏ có ở nơi có bóng mát, bụi cây, ven bờ thì lăng quăng trưởng thành chuyên trú ở những nơi kín đáu, ẩm thấp như trong lòng ống cống.

Ở mương thoát nước này có một số ống cống khá lớn đặt âm, ngang dưới đường An Dương Vương, để nước mưa chảy phía dưới ngang qua đường. Hiện nay, nước ứ đọng khoảng 1/2 ống cống, vì thế, trong lòng ống cống có rất nhiều lăng quăng trú ngụ.

Buổi trưa cùng ngày, tôi gặp một người đàn ông trạc 55 tuổi đi vớt loại lăng quăng lớn. Ông cầm vợt thọc xuống miệng cống, đẩy sâu vào trong cống một lúc là vớt được một vợt lăng quăng đen. Người đàn ông này nói, "Tôi nuôi cá bảy màu nên vớt lăng quăng đen này về cho cá ăn".

Anh Phúc, trạc 40 tuổi, người bán xăng dầu ở cây xăng 118, cho biết: "Mùa nắng, mương thoát nước này khô cạn, nhưng khi mưa xuống là nước ứ đọng kéo dài suốt mùa. Lăng quăng ở đây nhiều vô kể. Hằng ngày, vào sáng sớm, luôn có khoảng 10 người dân làm nghề nuôi cá kiểng, cá giống đến đây vớt lăng quăng. Buổi tối, muỗi từ con mương này bay vô nhà rất nhiều. Thỉnh thoảng có thấy chính quyền địa phương ra quân phát quang, dọn cỏ rác ven mương, nhưng chúng vẫn sinh sản liên tục".

Tại con hẻm số 75, khu phố Hiệp Bình, phường Hiệp Ninh, có một con mương thoát nước nhỏ nhưng chứa khá nhiều lăng quăng. Ở đó, tôi gặp một người đàn ông tên Cầu, 73 tuổi, đang dùng vợt vớt lăng quăng.

Những ổ lăng quăng khủng khiếp - ảnh 3

Chỉ vài đường vợt, Kiệt đã vớt được cả đống lăng quăng ở mương thoát nước ven đường An Dương Vương.

Ông Cầu cho biết, do hiện đang nuôi 20 lu cá lia thia với số lượng gần cả ngàn con nên ông thường xuyên đến đây vớt lăng quăng về cho cá ăn. "Ngày nào mưa thì lăng quăng trôi đi hết, nhưng hễ không có mưa một hai ngày là dưới mương này có nhiều lăng quăng lắm", người đàn ông này nói.

Ông Cầu vừa nói vừa đưa vợt xuống mương vớt lăng quăng. Chỉ trong thời gian chưa tới 10 phút, ông đã vớt được rất nhiều ấu trùng của muỗi, đủ để gần cả ngàn con cá lia thia của ông ăn no. Ông chỉ cho tôi xem, ở dưới mương còn rất nhiều lăng quăng đen. Vì con mương này cạn nên dễ dàng nhìn thấy hàng ngàn con lăng quăng đang tung tăng dưới làn nước. Chỉ cần đến ngày, số lăng quăng này sẽ trưởng thành, hóa muỗi bay lên.

Bác sĩ Biện Văn Tư- Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Tây Ninh cho biết: "Hằng năm, Trung tâm đều tổ chức khảo sát tình hình côn trùng và ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy để phòng chống bệnh SXH, nhưng quả thật là từ trước tới nay, cán bộ dự phòng chỉ tập trung diệt lăng quăng ở các nơi có nước tù đọng từ những vật dụng trong gia đình, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh và phun thuốc, chứ chưa để ý đến những mương thoát nước". Sau khi nghe phóng viên mô tả về tình hình lăng quăng ở các mương, cống thoát nước, bác sĩ Tư hứa sẽ cho nhân viên của Trung tâm đi tìm hiểu.

Lăng quăng hay bọ gậy là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy (ấu trùng), cung quăng (lăng quăng, nhộng) và muỗi trưởng thành.

Sau khi muỗi đẻ trứng từ 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nếu đủ thức ăn và khí hậu ấm áp, sau khoảng 4 - 7 ngày, bọ gậy phát triển, chuyển hóa thành lăng quăng và hóa thành muỗi.

Theo Đại Dương/ Tây Ninh online

MC Mai Ngọc 'sống tự tin, đẹp chủ động' sau khi chia tay chồng doanh nhân

MC Mai Ngọc luôn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi sắc vóc gợi cảm và làn da trắng. Cô chia sẻ hiện tại chọn cách sống tự tin, đẹp chủ động.

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Đang cập nhật dữ liệu !