Những “lực sỹ” rẻo cao

Những ngày cuối xuân, chớm hè, nắng nhạt đổ nghiêng trên sườn dốc, khắp các bản làng của xã Bản Lầu (Mường Khương) í ới tiếng gọi nhau; xe tải lớn nhỏ, tấp nập nối đuôi nhau về bản.

Tháng 3, dứa trên nương đổ sang màu vàng ruộm, đó cũng là lúc những giọt mồ hôi nóng hổi lăn trên trán những nông dân thu hoạch dứa. Họ thật xứng với cái danh gọi vui là “lực sỹ” trong mùa dứa chín. 

Những “lực sỹ” rẻo cao - ảnh 1
Những “lực sỹ” rẻo cao mỗi lần có thể gùi gần một tạ dứa.

Lau những giọt mồ hôi còn vương trên trán, chàng trai trẻ có tên là Thào Khoa hai tay giơ 2 quả dứa khoe: “Dứa Bản Lầu quả đẹp thế này, bán đâu chẳng được”. Chàng trai người Mông này năm nay mới tròn 20 tuổi, thân hình nhỏ bé, nhưng nước da đã nâu sạm. Khoa sinh ra và lớn lên tại thôn Trùng Bào, xã Bản Lầu, nơi những con người quanh năm chăm chỉ với ruộng nương, nên ai cũng có sức khỏe tốt, dẻo dai. Thào Khoa kể rằng gia đình anh nghèo và đông anh chị em. Khi mới 10 tuổi, Khoa đã theo mẹ lên nương trồng ngô, lội qua suối trồng chuối, trồng dứa. Làm lụng vất vả nhưng cuộc sống vẫn cứ bần hàn, điều đó chỉ thay đổi từ cách đây 5 năm, khi gia đình anh trồng dứa thay thế những nương ngô. Bén duyên với đất, dứa kết những trái to, ngọt, mọng nước. Quả dứa Bản Lầu cứ thế “lên” huyện, “xuống” tỉnh, “về” xuôi và “sang” cả nước ngoài, mùi hương của dứa Bản Lầu loang xa khắp nơi.

Vào mùa thu hoạch, nương dứa ở xa đường lớn, nên người dân chỉ có thể dùng sức người “cõng” dứa bằng lù cở để vượt đồi xuống đường lớn. Những chiếc lù cở với nhiều kích cỡ khác nhau, phải xếp dứa sao cho thật gọn, chứa được nhiều quả và làm sao không rơi khi đi trên những triền dốc đứng. Lù cở được đan bằng những cây mây dẻo dai, là dụng cụ chuyên biệt để thu hoạch dứa. Trên một nương dứa, Thào Khoa loay hoay cố xếp thêm mấy quả dứa vào lù cở đã đầy. Anh nói: “Cái này có thể xếp được hơn 100 kg, đi quãng đường hơn 2 km, nên em xếp nhiều cho bõ chuyến”. Chống chiếc gậy xuống đất để làm điểm tựa, mặc dù chiếc lù cở nặng hơn 2 bao xi-măng trên lưng nhưng Thào Khoa vẫn đứng dậy nhẹ nhàng. Chúng tôi theo chân chàng trai trẻ mà bước đi chật vật bởi gai dứa sắc, nhọn cào vào chân. Đất dốc khá trơn, sơ sẩy là có thể quăng mình xuống đất như chơi nhưng bước chân của Thào Khoa vẫn thoăn thoắt hướng về phía đường lớn. Trong khi đó, khắp các nương dứa, từng đoàn người vẫn hối hả nối nhau gùi dứa trong tiếng cười đùa vọng ngang lưng đồi.

Gần 1 giờ đồng hồ, trên mình chỉ có chiếc máy ảnh mà tôi không thể theo kịp Thào Khoa đang “cõng” trên lưng hơn 100 kg dứa. Quả như dự đoán của Thào Khoa, đến nơi, đặt gùi dứa lên bàn cân thì số dứa anh vừa vận chuyển nặng tới 107 kg (cả lù cở là 112 kg). Chưa hết thán phục trước sức khỏe dẻo dai của chàng trai trẻ thì chúng tôi thấy một phụ nữ nhỏ nhắn đến sau cũng gùi được hơn 80 kg dứa. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, bác Thào Diu (người cùng thôn) đứng gần đó cười rồi bảo: “Trong thôn mình có nhiều người gùi được 130 kg kia đấy. Hôm nay đường xa, nếu không mình cũng gùi được hơn thế này”. Bác Diu năm nay đã ngoại ngũ tuần, nhưng đến vụ thu hoạch vẫn đi bẻ dứa giúp các con và gùi được trên 90 kg dứa mỗi chuyến.

Xe thu mua dứa đến đây từ các tỉnh như Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang…mỗi xe thường chở trên dưới 10 tấn dứa. Vì thế, vào vụ thu hoạch, các hộ lại nhờ họ hàng, làng xóm hoặc thuê người cõng dứa; thậm chí nhiều gia đình huy động cả con em trong độ tuổi đi học ngoài giờ đến trường cũng tham gia bẻ dứa hoặc vận chuyển dứa tùy theo khả năng. Một phụ nữ vui tính nói đùa với tôi: “Cho cô gùi dứa này với điều kiện là phải gùi từ đây vượt con dốc kia!”. Tôi chỉ biết lắc đầu cười vui bởi sự cởi mở của những người dân nơi đây. Hàng nghìn ha dứa mà vụ thu hoạch chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng, nên các hộ trồng dứa ở Bản Lầu vẫn phải thuê nhiều người làm công trong những ngày dứa chín rộ. Tùy theo quãng đường dài hay ngắn, dốc cao hay dốc thoải mà chủ các nương dứa trả cho người vận chuyển từ 300 - 1.700 đồng/kg. Mỗi chuyến hàng trên lưng có thể mang về cả trăm nghìn đồng, nhưng không phải ai cũng có cơ hội làm “lực sỹ” như anh Khoa hay bác Diu. Anh Chang Văn Khởi, thôn Cốc Cái, xã Lùng Vai sau khi hạ chiếc lù cở xuống đất, nói không ra hơi: “Mình ở nơi khác, mỗi lần chỉ gùi được 50 - 60 kg thôi. Ngày kiếm được vài trăm nghìn đồng, không dám nghĩ đến tiền triệu như những người quen việc”. Từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến những người đàn ông, dường như ai sinh ra ở đất dứa Na Lốc, Cốc Phương đều có sức khỏe tốt, đó chính là nhờ tinh thần hăng say lao động và họ đã nhận được những thành quả xứng đáng.

Chiều tà, nắng nhạt dần và đổ nghiêng trên sườn dốc, gió nhẹ cuối ngày đang hong khô giọt mồ hôi trên vai áo những “lực sỹ” rẻo cao. Khi các xe tải chở dứa cũng đã đầy hàng trên thùng thì cũng là lúc các “lực sỹ” đếm tiền công sau một ngày làm việc với nụ cười rạng rỡ.

THÚY PHƯỢNG

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Đang cập nhật dữ liệu !