Nhóm nữ sinh đánh hội đồng: Sở GD&ĐT Ninh Bình nói gì?

Ngày 12/9, mạng xã hội lan truyền đoạn video clip hai nhóm nữ sinh ở Ninh Bình "hỗn chiến" khiến nhiều người phẫn nộ.

Theo nội dung đoạn clip ghi lại, hàng chục nữ sinh đã lao vào đánh nhau, nhiều nữ sinh bị bạn cầm mũ bảo hiểm đập vào đầu. Thậm chí có rất nhiều gậy sắt mà 2 nhóm nữ sinh này mang tới để giải quyết mâu thuẫn.

Khi thấy sự việc, nhiều người đi đường đã can ngăn, nhưng các em học sinh này không dừng lại. Được biết, sự việc trên xảy ra khoảng 15h ngày 12/9, trên khu vực đê Hoàng Long, thuộc xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư (Ninh Bình).

{keywords}
Hiện trường vụ nữ sinh đánh nhau

Hai nhóm nữ sinh có hành động thiếu chuẩn mực, vi phạm các quy định là nữ sinh của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoa Lư. Trong ngày diễn ra vụ ẩu đả giữa các nữ sinh, việc dạy và học tại Trung tâm GDNN-GDTT huyện Hoa Lư vẫn diễn ra bình thường. Các em học sinh có liên quan trong vụ ẩu đả chiều 12/9 vẫn đến lớp đi học.

Liên quan đến sự việc, đại diện Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết đơn vị đã nắm được thông tin liên quan đến vụ việc hai nhóm nữ sinh Trung tâm GDNN-GDTT huyện Hoa Lư xảy ra xô xát trên đê Hoàng Long (xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư).

Hiện Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hoa Lư đã yêu cầu những học sinh có liên quan phối hợp với Công an để sớm làm rõ sự việc, ổn định tình hình, tránh gây hoang mang dư luận.

“Hiện nguyên nhân sự việc vẫn đang được điều tra làm rõ, sau khi có kết quả điều tra từ phía cơ quan công an, nhà trường sẽ có nhữg biện pháp giáo dục răn đe trên cơ sở không để sự việc tái diễn”, đại diện Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết.

Trước đó, Ninh Bình cho học sinh tới trường kể từ ngày 5/9, việc dạy và học phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch. Phụ huynh và học sinh được khuyến cáo không tụ tập đông người bên ngoài nhà trường.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, việc đánh bạn dù với bất kỳ lý do nào cũng là hành vi không thể chấp nhận nhất là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường mà vẫn cố tình xúc phạm thân thể, danh dự của người khác. Điều này có thể thấy các em bị lệch lạc về nhận thức, coi việc làm nhục người khác làm hả hê.

"Không những thế, đây là hành vi vi phạm pháp luật, các em phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Thời gian gần đây có quá nhiều sự việc liên quan đến bạo lực học đường và Bộ GD-ĐT đã đưa ra giải pháp nhưng tình trạng bạo lực trong học đường vẫn tiếp diễn.

Tôi cho rằng, tất cả các cơ sở giáo dục phải xem lại tất cả các chương trình giáo dục nhất là đạo đức, lối sống đã hiệu quả hay chưa hay mới chỉ dừng lại ở dạy lý thuyết mà chưa có những việc làm cụ thể", TS Nguyễn Tùng Lâm nêu ý kiến.

TS Tùng Lâm cho rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất lớn, giáo viên phải nắm bắt tâm lý, tình cảm, sự khác lạ của học sinh để có biện pháp răn đe, nhắc nhở.

Phía gia đình cũng cần quan tâm kết hợp với nhà trường giáo dục các em chứ không phó mặc hoàn toàn cho nhà trường được.

Ở một góc độ khác, nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, hành vi đánh bạn là không thể chấp nhận nên đề nghị địa phương, nhà trường, đoàn thanh niên phải tiếp tục quản lý học sinh tại cộng đồng.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !