Nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Bình còn cao so với bình quân chung cả nước
Trình độ dân trí, ý thức tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, năng lực tổ chức sản xuất của người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế là một trong những nguyên nhân cản trở công cuộc giảm nghèo ở Quảng Bình.
Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của tỉnh vẫn ở mức cao so với bình quân chung của cả nước. Đầu năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 4,98%, hộ cận nghèo là 6,65%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là dưới 4% và hộ cận nghèo dưới 5%.
Tỷ lệ hộ cận nghèo ở một số địa phương tăng cao như xã Lâm Thủy tăng 28,54% (bình quân 7,13%/năm), xã Yên Hóa tăng 23,32% (bình quân 5,83%/năm), xã Hóa Sơn tăng 21,38% (bình quân 5,34%/năm).
Tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Bình còn cao so với bình quân chung cả nước. |
Số hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội còn 4.718 hộ, chiếm 38,07% tổng số hộ nghèo của tỉnh; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tuy có bước cải thiện nhưng vẫn còn rất khó khăn, khả năng tự tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn còn cao, chiếm 57,65% tổng số hộ đồng bào dân tộc và chiếm 29,39% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
Lý giải về tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh vẫn ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, tỉnh Quảng Bình cho rằng, nguyên nhân khách quan do chương trình giảm nghèo liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và trực tiếp đến từng người dân, tuy nhiên công tác tham mưu có mặt, lĩnh vực chưa kịp thời; việc theo dõi, kiểm tra, giám sát có lúc thiếu thường xuyên. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo còn hạn chế về năng lực trong chỉ đạo, điều hành và chưa sâu sát với thực tế ở cơ sở nên dẫn đến có địa phương hiệu quả trong việc thực hiện chương trình này chưa cao.
Trình độ dân trí, ý thức tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, năng lực tổ chức cuộc sống, tổ chức sản xuất của người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế... là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở công cuộc giảm nghèo, giải quyết việc làm của tỉnh.
Việc phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình theo tiêu chí, định mức quy định nên việc bố trí kinh phí còn bình quân, dàn trải, chưa ưu tiên bố trí vốn tập trung cho các địa bàn khó khăn, ngành nghề trọng điểm. Vốn sự nghiệp hàng năm còn hạn chế, nhất là nguồn vốn để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, da dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, do đó chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống của người dân.
Tỉnh chưa có chính sách, cơ chế đặc thù riêng để hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan như mức độ hưởng lợi của hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trong các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo còn ít, chưa tập trung. Quy mô các tiểu dự án, dự án của một số địa phương còn dàn trải, số lượng các đối tượng tham gia nhiều, khả năng huy động nguồn lực của các đối tượng tham gia còn hạn chế nên nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số địa phương, nhất là cấp xã còn yếu và thiếu ổn định nên việc triển khai thực hiện một số nội dung của Chương trình hiệu quả chưa cao.
Sự quan tâm, vào cuôc trong công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ, cách làm của người dân về giảm nghèo chưa quyết liệt, nội dung tuyên truyền chưa phong phú. Mặt khác, việc thay đổi suy nghĩ, cách làm của người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số là một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục, đòi hỏi phải kiên trì và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhất là cấp cơ sở, cán bộ thôn, bản.
Đặc biệt, người nghèo đang được thụ hưởng quá nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là các chính sách hỗ trợ trực tiếp, như: hỗ trợ tiền điện, chính sách bảo hiểm y tế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lương thực,… đã tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát khỏi danh sách hộ nghèo của một số người dân.
Minh Thư
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.