Người hiến hơn 5.000 lạng vàng cho cách mạng

Một trong những số liệu chính thức được đưa ra tại hội thảo là số tiền, vàng mà gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô đã hiến tặng cách mạng tổng cộng quy đổi thành vàng là 5.147 lạng.
Hội thảo về doanh nhân Trịnh Văn Bô (1914-1988) và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng được Bộ Tài chính tổ chức mới đây, khi ngày kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đang đến gần. Đây cũng là bước để Bộ Tài chính ấn hành cuốn sách về những cống hiến của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô với cách mạng.

Người hiến hơn 5.000 lạng vàng cho cách mạng - ảnh 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng giới Công thương Hà Nội trong Tuần lễ Vàng. (Ảnh tư liệu)

Gia đình danh gia vọng tộc

Ông Trịnh Văn Bô nguyên quán tại làng Đồng Hoàng, xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội) trong gia đình danh gia vọng tộc - thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều - con thứ 4 của An Đô Vương Trịnh Cương. Thân phụ của ông là Trịnh Văn Đường - chủ thương hiệu vải Trịnh Phúc Lợi có chuỗi cửa hàng ở phố cổ Hà Nội. Mẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau nối nghiệp chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Anh trai ông là Trịnh Văn Bính, từng được gia đình cho đi học ở Anh, Pháp. Sau đó về nước, với kiến thức uyên bác về tài chính, đặc biệt là thuế, ông Trịnh Văn Bính là người Việt đầu tiên và duy nhất giữ cương vị lãnh đạo trong Sở Thuế quan Đông Dương thời thuộc Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng đã mời ông chuyển sang làm việc ở Bộ Tài chính. Ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm Giám đốc Sở Thuế quan và thuế gián thu.

Khác với anh trai, Trịnh Văn Bô theo con đường cha đã chọn. Ông cùng chị gái là Trịnh Thị Thục tiếp tục kinh doanh trên thương trường. Đến tuổi trưởng thành, Trịnh Văn Bô kết hôn với Hoàng Thị Minh Hồ - thứ nữ của cụ Hoàng Đạo Phương - một thành viên trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Năm 1932, Trịnh Văn Bô bắt đầu kế thừa thương hiệu Phúc Lợi với gian hàng tơ lụa ở số 7 Hàng Ngang (Hà Nội), trở thành thế hệ kế thừa thứ 4 của thương hiệu Phúc Lợi. Ông Bô, bà Hồ trở thành nhà doanh nghiệp giàu nhất nhì Hà Nội thời đó.

Đến tháng 11-1944, ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ cùng con trai cả gia nhập Việt Minh Hà Nội. Sau khi nhân dân Hà Nội giành chính quyền, ngôi nhà 48 Hàng Ngang của gia đình ông bà được chọn làm nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cộng sự từ chiến khu trở về. Trên gác 2 của căn nhà này, Hồ Chủ tịch đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đưa ra những quyết định trọng đại của Chính phủ mới, trong đó có việc tổ chức Lễ tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.

Có một chi tiết vẫn được nhiều người nhắc đến, đó là các y phục của các lãnh đạo Việt Minh trong ngày lễ Độc lập hầu hết do gia đình ông Bô cung cấp. Thậm chí, các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã mặc y phục của ông Bô trong ngày lễ Độc lập. Riêng chiếc áo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may áo do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp.

Sau thời gian tham gia tản cư lên Cao Bằng để tránh Pháp tái chiến Đông Dương, năm 1955, ông Bô cùng gia đình trở về Hà Nội và được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu.

Thực hiện di huấn của cha

Người phụ nữ đứng sau doanh nhân Trịnh Văn Bô là bà Hoàng Thị Minh Hồ - cô gái Hàng Đào sắc sảo và xinh đẹp. Sinh năm 1914, bây giờ sắp bước vào tuổi 100, bà Hồ với mái tóc bạc như cước nhưng dáng vẻ vẫn đài các rất đặc trưng của người Hà Nội cũ được con cháu đưa tới dự hội thảo.

Người hiến hơn 5.000 lạng vàng cho cách mạng - ảnh 2
Ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ thời trẻ. (Ảnh tư liệu)

Bà Minh Hồ vẫn nhớ rất rõ, tháng 11-1944, lực lượng Việt Minh đã tìm đến liên lạc vận động ông bà tham gia Việt Minh. Bà kể: “Sau khi bàn bạc với gia đình chồng, tôi quyết định gom tiền hiến tặng Việt Minh. Lúc ấy, tôi chưa biết Đảng là gì, càng không nghĩ tới việc sẽ được vinh danh sau này. Tôi chỉ biết nếu có tiền thì Việt Minh sẽ vững mạnh hơn, đất nước có cơ hội được độc lập. Tôi làm điều ấy cũng để theo di huấn của cha khi tôi tròn 13 tuổi: Việc nước cha chưa làm tròn, giờ cha đã già, sau này các con ai có điều kiện thì giúp nước thay cha”.

Ngày 24-3-1945 là ngày rất đáng nhớ với bà Hồ, đánh dấu lần đầu gia đình bà ủng hộ tiền cho cách mạng. Hôm đó có một người đưa ông Khuất Duy Tiến (bí danh là Cát) đến nhà bà. “Ông Cát nói rằng, Việt Minh cần nhiều tiền lắm, nói thật là 5 xu mua báo cũng khó vì quỹ chỉ có mấy trăm bạc. Tôi nói rằng vậy thì tôi sẽ ủng hộ một vạn đồng Đông Dương, một tuần sau anh đến thì tôi sẽ giao tiền”, bà Hồ kể.

Bà Hồ nhớ, để có số tiền đó, bà phải bán đi 16 hòm tơ bóng, loại tơ hóa học ấy. Sau đó, từ tháng 3 đến tháng 8-1945, gia đình bà liên tục tặng tiền cho cách mạng như đưa thêm cho ông Cát 30.000 đồng; quyên góp giúp Hội Phụ nữ Cứu quốc 15.000 đồng để in báo; ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng (500 lượng vàng); tặng 1.000 lạng vàng “lót tay” ba tướng Tàu và một kho súng trị giá 200 lạng vàng cho Việt Minh… Đặc biệt, “trong Tuần lễ vàng được Bác Hồ phát động ngày 4-9-1945, tôi cũng góp mặt trong ban vận động để quyên góp tiền cho cách mạng. Riêng gia đình tôi trong dịp này đóng góp 117 lạng vàng. Như vậy, gia đình tôi đã cống hiến cho cách mạng hơn 5.100 lạng vàng”, bà Hồ nhớ lại.

Tuần lễ vàng lan rộng

Lịch sử dân tộc Việt Nam cũng ghi nhận rất nhiều sự đóng góp bằng vật chất của nhân dân cả nước cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi đất nước độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập Quỹ Độc lập và phát động Tuần lễ vàng. Phong trào đã lan khắp cả nước, được các tầng lớp dân chúng ủng hộ. Người có vàng góp vàng, người có tiền góp tiền, người có thóc mang thóc lúa ra góp, thậm chí nhiều người còn mang nhà đi hiến tặng… Kết thúc Tuần lễ vàng, cả nước đã có 370kg vàng và 40 triệu đồng nộp vào Quỹ Độc lập và 20 triệu đồng nộp vào Quỹ Quốc phòng.

Trong những ngày Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng, với tư cách là người trong Ban vận động, ngoài việc đóng góp 117 lạng vàng, gia đình ông Bô còn dùng tiền mua vé mời 100 đại biểu thương gia Hà Nội tham dự liên hoan và dự lễ bế mạc Tuần lễ vàng…

Gợi lại những năm tháng dân tộc đứng trong tình thế nạn đói nạn mù chữ hoành hành, thù trong chưa hết giặc ngoài vẫn còn, khi toàn bộ ngân khố quốc gia chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng (trong số đó có 586.000 đồng là tiền hào rách chờ thu đổi, ngoài ra còn một khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán), ký ức bà Hoàng Thị Minh Hồ dường như vẫn vẹn nguyên. Bà cảm thấy vinh dự vì được sống và đóng góp vào lúc đất nước cam khó, “ngàn cân treo sợi tóc” ấy. “Nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn dốc toàn bộ tiền bạc cho cách mạng. Tôi không hối hận vì những việc mình làm vì đó là trách nhiệm của một người dân trong thời kỳ đất nước khó khăn”, bà Minh Hồ tâm niệm.

Ghi nhận những công lao to lớn của doanh nhân Trịnh Văn Bô và gia đình với đất nước, năm 1988, Đảng và Nhà nước đã truy tặng cụ Trịnh Văn Bô Huân chương Độc lập hạng Nhất, đồng thời trao tặng phần thưởng cao quý này cho cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Nguồn: Báo Đà Nẵng

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !