Người đại tá già và ký ức không thể nào quên ngày 19/8

“Khi thấy người dân đổ về cùng Việt Minh tham gia giành chính quyền mỗi lúc một đông, chỉ huy đã giao cho tôi cầm loa để hướng dẫn nhân dân không được đánh giết quân Pháp và tay sai của chúng...”, ông Mùi nhớ lại.

Đi giành chính quyền quên cả ăn

Mái tóc bạc trắng, vầng trán cao rộng, ngồi trầm ngâm bên chén trà sen thơm nồng, khuôn mặt già nua của người tự vệ năm nào, bỗng trở lên sôi nổi khi kể về ngày ông được tham gia giành chính quyền cùng với Cách mạng, bắt sống quân Pháp và tay sai tại tỉnh Phúc Yên vào sáng 19/8/1945 cách đây đã gần 70 năm.

Ông là Nguyễn Tiến Mùi (sinh năm 1929), tại phố Đệ Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Phúc Yên (nay là tổ 7, phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Rạng sáng 19/8, ông được chỉ huy giao nhiệm vụ bảo vệ, canh gác cho đồng đội trèo lên cắm lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh lên đỉnh Tháp nước cao hơn 300 m tại nhà máy nước thị xã Phúc Yên và cầm loa tuyên truyền, kêu gọi người dân thị xã Phúc Yên xông lên tham gia  giành chính quyền vào buổi sáng ngày 19/8/1945.

Người đại tá già và ký ức không thể nào quên ngày 19/8 - ảnh 1
Ông Nguyễn Tiến Mùi, nguyên Đại tá, tỉnh Đội trưởng Tỉnh Đội Vĩnh Phú. (Ảnh. Xuân Hải).

Ông Mùi kể, đầu năm 1945 lúc đó mới ông 16 tuổi, là công nhân của nhà máy nước thuộc Ty Công chính tỉnh Phúc Yên. Đầu tháng 8/1945, ông xung phong gia nhập vào Đại đội tự vệ của thị xã Phúc Yên, với nhiệm vụ  đảm bảo an ninh trật tự, canh gác trên địa bàn thị xã.

“Khi nhận được chỉ thị của Việt Minh, đại đội tự vệ của mình có nhiệm vụ canh gác, giữ an ninh tại các ngã tư đường phố của thị xã vào rạng sáng ngày 19/8/1945 tôi mừng lắm. Ở nhà có cái kiếm sắt, cứ lúc nào rảnh rỗi tôi lại lén gia đình đem ra mài, lau chùi rất cẩn thận để chờ ngày dùng đến”, ông Mùi nhớ lại.

Khoảng 1 giờ sáng ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh bộ Việt Minh tại tỉnh Phúc Yên, đại đội tự vệ của ông, người đem theo dao, kiếm, gậy, cờ Việt Minh tụ tập tại các ngã tư đường, phố của thị xã, cách khu vực Dinh Tuần Phủ (người Việt) và Thành Đỏ (Pháp đóng quân) khoảng 3km.

“Khi chúng tôi được phân công ra trực tại ngã tư đường dẫn vào phố Đệ Tam – Dinh Tuần Phủ người Việt cai quản khoảng 1 tiếng, thì từ khắp nơi, trên các ngả đường dẫn vào thị xã, trung tâm tỉnh lị của Phúc Yên hàng ngàn người dân, già có, trẻ có, nam, nữ tay cầm kiếm, dao, cuốc, xẻng, gậy gộc kéo về trung tâm thị xã mỗi lúc một đông, với khí thế rất sôi sục. Vì háo hức chờ ngày nổi dậy nên anh em trong đơn vị chúng tôi đã quên cả ăn, quên đói để cùng nhân dân tham gia giành chính quyền, đánh đổ quân Pháp và tay sai của chúng”, ông Mùi nói.

Khoảng 5 giờ sáng, cả 4 cửa ngõ chính tiến vào thị xã đã đông nghịt người, từ hướng Chi Đông, Thạch Lỗi, Khả Do và Tiền Châu, thấy người dân ùn ùn đổ về với khí thế sục sôi, lòng căm thù bị dồn nén lâu ngày, nay được Việt Minh lãnh đạo để nổi dậy. Lúc đó, ông Phạm Ngọc Duệ, là Bí thư Tỉnh bộ Việt Minh Phúc Yên, đã chỉ đạo trực tiếp cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta giành chính quyền tại tỉnh Phúc Yên.

Theo sự chỉ đạo, quân và dân Phúc Yên chia làm 2 cánh quân, một bộ phận tiến vào Thành Đỏ, là nơi đóng quân, Trại lính Khố xanh của quân Pháp khi đó có khoảng hơn 200 lính do tên quan Ba tên Luois, người Pháp chỉ huy và một hướng tiến vào Phố Đệ Tam là Dinh Tuần Phủ do người Việt chính quyền bù nhìn của Pháp cai quản.

“Khi thấy người dân quá đông, để giữ trật tự và làm theo mệnh lệnh của Việt Minh, tôi được chỉ huy giao nhiệm vụ cầm loa để kêu gọi bà con giữ trật tự và làm theo mệnh lệnh của cấp trên, không được đập phá tài sản hay tự ý giết lính tây và tay sai. Gọi là loa chứ thực ra đó chỉ là cái ống hình tròn được làm bằng miếng tôn mỏng để nói cho vang xa thôi”, ông Mùi kể lại.

Vẫn nhớ như in không khí sáng 19/8 dù đã 68 năm

Đến khoảng 8 giờ sáng ngày 19/8, quân Việt Minh và nhân dân thị xã đã tiến vào chiếm được Dinh Tuần Phủ, khi thấy quân và nhân dân ta tiến vào với khí thế như chẻ tre, vợ chồng Tuần Phủ tỉnh Phúc Yên lúc đó là Phạm Tất Khánh đã vội vàng xin đầu hàng và quỳ sụp xuống xin Việt Minh tha mạng. Xung quanh đó là bè lũ lâu la quỳ la liệt, cở trần xin đầu hàng quân Việt Minh.

Sau khi đánh chiếm Tuần Phủ không tốn một tấc sắt, một bộ phận quân Việt Minh được giao nhiệm vụ ở lại để tiếp quản, số còn lại cùng hàng nghìn người dân tiếp tục kéo ra chiếm đóng Thành Đỏ, căn cứ quân Pháp.

Khi tiến vào Thành Đỏ, quân Pháp dưới sự chỉ huy của 2 tên tay sai là Quản Lộc và Quản Địa vẫn ngoan cố chống lại quân Việt Minh. Quân Pháp từ trong căn cứ dùng súng bắn ra xỗi xả để ngăn bước tiến của quân Việt Minh và nhân dân. Lúc đó, quân Việt Minh với số vũ khi thu được từ Dinh Tuần Phủ đã nã đạn vào trại Thành Đỏ. Thấy quân Việt Minh và nhân dân quá đông, trước tinh thần bất khuất, sự sôi sục của người dân, quân Pháp ở trại Thành Đỏ đã buộc phải đầu hàng. Quân và dân Phúc Yên đã hoàn toàn giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp và bè lũ tai sai vào lúc 12 giờ ngày 19/8/1945.

“Khi chúng tôi vào tiếp quản Thành Đỏ quân Pháp mới khai, tên quan Ba, Louis – chỉ huy của chúng đã âm thầm bỏ trốn khỏi căn cứ cùng vợ từ rạng sáng ngày 19/8 để mặc cho hàng trăm lính của hắn ở lại”, ông Mùi nhớ lại.

Ông Mùi kể tiếp, khi nhỏ ông đã nghe bố mẹ kể về sự độc ác, hống hách của hai tên tay sai cho Pháp ở Thành Đỏ là Quản Lộc và Quản Địa. Hai tên này thường xuyên tàn sát, cướp bóc của cải của người dân thị xã, ép phải cống nạp gà, lợn, thực phẩm cho chúng nếu không cống nạp sẽ đàn áp, bắn giết không thương tiếc.

“Hai tên này bắt người dân khi gặp chúng phải cúi gập người xuống để chào như chào với tên quan ba người Pháp nếu không sẽ bị đánh no đòn hoặc bắt giam trong trại Thành Đỏ. Nhân dân cả thị xã rất căm ghét nên khi giành được chính quyền về tay Cách mạng hàng nghìn người đã đề nghị Việt Minh xử bắn hai tên tay sai, bán nước này. Và cả hai tên đã phải trả giá cho sự độc ác của chúng vào sáng 20/8/1945”, ông Mùi nhớ lại.

Ông Mùi kể tiếp, khi nghe tin Việt Minh và nhân dân tỉnh Phúc Yên nổi dậy vào sáng 19/8. Bọn Quốc Dân Đảng do tên Đỗ Đình Đạo cầm đầu đang đóng quân tại tỉnh Vĩnh Yên đã nhận lệnh của quân Pháp kéo quân xuống tỉnh Phúc Yên để hỗ trợ cho Quan Pháp Louis, chúng tiến quân xuống theo đường sắt và đường thủy.

“Trước ngày 19/8 khoảng 2 hôm, do trời mưa to liên tục nên sáng hôm đó nước sông dâng cao gây vỡ đề Việt Trì, nước tràn xuống trắng đồng, ngập đường nên bọn Quốc Dân Đảng không kéo vào được thị xã Phúc Yên. Đến chiều 19/8 khi nghe tin Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, Quốc Dân Đảng đã vội vàng nên tàu, thuyền tháo chạy bạt mạng”, ông Mùi kể lại.

Đôi mắt ông Mùi đỏ hoe, ông bảo: “Đã 68 năm qua nhưng tôi không thể quên được không khí của ngày 19/8 năm nào. Lúc đó của nhân dân ta sôi sục hăng hái lắm, được trực tiếp được tham gia tiến công, giành chính quyền lại chứng kiến sự kiện Việt Minh giành chính quyền, quân Pháp chạy bạt mạng, rút quân lên thuyền tháo chạy, người dân hò reo, hạnh phúc mừng trong chiến thắng, nhiều người đã khóc vì sung sướng khi được tự do”.

Ngày 1/9/1945, ông Nguyễn Tiến Mùi (SN1929) chính thức nhập ngũ, tham gia quân đội và được cử vào Đội tình báo Liên khu 10, đóng quân tại Sơn Dương, Lập Thạch. Đến năm 1950, ông tham gia chiến dịch Lê Hồng Phong tại Lào Cai. Rồi làm việc tại Phòng tình báo Liên khu miền Bắc. Năm 1975, làm Tỉnh Đội trưởng Tỉnh Đội Vĩnh Phú. Đến năm 1980, ông Mùi về hưu với cấp bậc Đại tá.
Xuân Hải

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !